Rau chân vịt được xếp vào loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt là các khoáng tố. Không chỉ được sử dụng như một món ăn ngon mà nó còn có tác dụng tuyệt vời trong y học như bảo vệ tim mạch, tốt cho mắt, giúp xương chắc khỏe,...
Rau chân vịt hay còn được gọi là cải bó xôi, rau bina, có tên khoa học là Spinacia oleracea L. Chenopodiaceae. Rau chân vịt thường có cuống nhỏ và lá xanh đậm, lá mọc chụm lại ở một gốc bé xíu. Thân và lá dòn, dễ gãy, dập. Rau chân vịt không những là một món ăn ngon mà còn có tác dụng rất “thần kỳ” trong y học để phòng và chữa nhiều bệnh.
Thành phần hóa học: trong 100g rau bó xôi có 500mg natri, 375mg kali, 49mg canxi, 37mg photpho, 37mg magnesi, 29mg sulfur, 0,5mg mangan, 0,45mg kẽm, 2-5mg sắt, 0,13mg đồng, còn có iod, arsen, nicken…
Ngoài ra, “siêu” thực phẩm này chứa rất nhiều vitamin A, C, folate và magie , là thực phẩm thân thiện với trái tim vì có ít calo.
Tuy nhiên, rau chân vịt chứa axit oxalic nên khi kết hợp với sắt và canxi sẽ làm giảm số lượng khoáng chất này được hấp thu vào cơ thể. Để cải thiện sự hấp thụ sắt, ăn rau bina cùng với các loại thực phẩm phong phú vitamin C như nước cam, cà chua, và trái cây họ cam quýt.
Theo Đông y, rau chân vịt tính ngọt, mát, không độc có tính năng bổ ngũ tạng, thanh nhiệt trường vị, giải độc rượu, làm mắt sáng, chữa quáng gà, đẩy nhanh sự phát dục bình thường của trẻ em, phòng chống các chứng lở môi, lưỡi, miệng và các chứng viêm khác như viêm bao tinh hoàn, trĩ, lở loét ở bệnh đái tháo đường.
Rau chân vịt hay còn được gọi là cải bó xôi, rau bina |
Công dụng tuyệt vời của rau chân vịt:
Tốt cho thị lực
Theo tin tức trên báo Sức khỏe và Đời sống, các chuyên gia Đại học Y khoa Thanh Đảo, Trung Quốc (QUMC) đã kết thúc nghiên cứu, phát hiện thấy những người có thói quen ăn rau bina có tác dụng tốt cho sức khỏe thị lực, đặc biệt là bệnh đục thủy tinh thể.
Để có kết luận, nhóm chuyên gia ở QUMC đã thực hiện 27 nghiên cứu khác nhau trong nhiều năm. Phát hiện có ý nghĩa lâm sàng và y tế quan trọng trong việc phòng tránh điều trị bệnh đục thủy tinh thể liên quan đến tuổi tác (ARC).
Theo đó, nếu tăng lượng vitamin E trong khẩu phần hàng ngày lên 7 đến 12mg từ nguồn thực phẩm như rau bina, bông cải xanh, các loại hạt, động vật có vỏ, các loại dầu thực vật và bơ được xem là có lợi nhất
Kết quả, những người có thói quen ăn nhiều rau bina hoặc nhóm thực phẩm như bông cải xanh, xúp lơ, cải bắp, thực phẩm dạng hạt nguyên cám, quả hạch và các loại hạt có dầu và nhóm giàu vitamin C như trái cây họ cam, quýt có thể giảm được bệnh đục thủy tinh thể liên quan đến tuổi tác (27%) so với nhóm ăn ít hoặc không ăn nhóm rau này.
Chắc xương
Một chén rau chân vịt tươi (hoặc 1/6 cốc rau chân vịt nấu chín) chứa hai lần nhu cầu vitamin K hàng ngày của bạn. Vitamin K cùng với canxi và magiê có trong rau chân vịt giúp bạn có hệ xương chắc khỏe.
Chống sưng, viêm
Nước ép rau chân vịt có tác dụng chống sưng, viêm, tốt cho những người mắc bệnh như viêm khớp hay loãng xương.
Bảo vệ tim mạch
Để chữa các bệnh liên quan đến tim mạch như xơ vữa động mạch, đái tháo đường luôn cần những dưỡng chất có ích để hòa tan nước và chất béo vón cục trong thành mạch máu. Hai loại vitamin C và vitamin A tập trung nhiều trong cải bó xôi lại có thể làm nên những kỳ tích này.
Vitamin C hoạt động như một chất chống oxy hóa có thể làm hòa tan trong nước, chất còn có thể làm giảm nguy cơ gây ra các bệnh kể trên. Theo phân tích: 1 chén rau chân vịt luộc cung cấp khoảng 294,8% lượng vitamin 1 và 29.4% vitamin c mà bạn cần hàng ngày.
Ngoài ra cải bó xôi còn có nhiều tác dụng khác như giảm hen suyễn, quáng gà, đục thủy tinh thể, viêm gan, đau đầu, đau mắt, viêm đau khớp, nóng trong người, rụng tóc, táo bón ở người già, viêm đường tiết niệu, mỡ máu cao…
Bảo An (tổng hợp)