Sự tích cây nêu dịp Tết Nguyên đán 2020
Trong truyền thuyết dân gian, người và quỷ cùng sống chung trên mặt đất.
Nhưng quỷ cậy mạnh nên đã chiếm hết tài sản, đất đai và bắt người đi làm thuê với nhiều điều kiện khắt khe.
Với quy định 'ăn ngọn, cho gốc' quỷ đã lấy hết thóc và chỉ để lại gốc ra cho người.
Sau khi được Phật mách, người quay ra trồng khoai lang, người đã lấy hết củ và chỉ để cho quỷ phần dây khoai và lá khoai.
Sau đó, quỷ lại thay đổi quy định 'ăn gốc cho ngọn', Phật lại mách dân quay về trồng lúa.
Sau hai lần thất bại, quỷ tức tối quy định 'ăn cả gốc lẫn ngọn'. Nghe lời khuyên của Phật, người liền trồng ngô vì bắp nằm ở phía giữa cây.
Quá uất ức, quỷ đã tịch thu toàn bộ đất và không cho người thuê đất trồng cấy. Phật mách bảo người thương lượng với quỷ chỉ mua một miếng đất bằng chiếc bóng của áo cà sa.
Sau đó, Phật mách người trồng một cây tre, trên đó treo áo cà sa, cây tre sau đó mọc cao vút và bóng áo cà sa che khắp mặt đất, che hết đất của quỷ.
Quỷ không còn đất, phải chạy hết ra biển. Tết Nguyên đán hàng năm, quỷ xin Phật được về thăm dất liền.
Hàng năm vào dịp Tết Nguyên đán, dân trông cây để quỷ không dám bén bảng đến khu người đang ở.
Ý nghĩa cây nêu dịp Tết Nguyên đán
Ở mỗi vùng miền, cây nêu sẽ treo những vật dụng khác nhau.
Thường cây nêu có bó lá dứa, niêu đất bỏ vôi bột vào bên trong để quỷ sợ không dám quấy phá.
Cây nêu trong dịp Tết Nguyên đán có ý nghĩa xua đuổi những điểm xấu và đem đến cuộc sống Bình An và hạnh phúc cho mọi người. Cầu mong một năm mới hạnh phúc ấm no và tốt lành.
Cây nêu thường được dựng vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hay cũng là ngày Ông Công ông Táo và hạ nêu vào ngày mùng 7 tháng Giêng âm lịch.
Việc tái hiện phong tục dựng cây nêu trong ngày Tết nhắc nhở mỗi người ý thức giữ gìn nét văn hóa có ý nghĩa trong đời sống tâm linh của người Việt từ bao đời nay.