Cá rất nhạy cảm đối với loại chất độc trong hạt cây thàn mát là rotenone. Một dung dịch 75mg trong 100l nước ở nhiệt độ 230 đủ giết cá vàng trong vòng 2 giờ, với triệu chứng ngừng thở và trước khi chết có một thời kỳ bị kích thích.
Cây mọc hoang tại các tỉnh miền thượng du nước ta: Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hà Tây, Bắc Cạn, Thái Nguyên. Tại một vài nơi ở Hà nội cũng có trồng để làm cảnh và lấy bóng mát.
Cây thàn mát |
Trong hạt mác bát hay than mát có chứa tới 38-30% dầu, ngoài ra trong hạt còn chứa các chất độc đối với cá như rotenone, sapotoxin, chất gôm và các chất anbumin (theo Guichard F. Les toxiques de peche indochinois, 1940).
Đối với người thợ phụ trách tán bột thuốc này thì có thể gây chảy nước mắt, hắt hơi và buồn nôn. Đối với động vật khác cũng không thấy gây các triệu chứng khó chịu, có thể cho chó uống tới liều 150mg cho 1 kg thể trọng.
Nếu tiêm vào mạch máu, rotenone và những chất cùng loại như deguelin gây tê liệt do nguồn gốc thần kinh trung ương: con vật ngạt mà chết. Triệu chứng ngộ độc như sau: khó thở, thở hổn hễn, nôn mửa, cơ liệt, liệt dần và cuối cùng ngạt thở.
Với liều gây chết, mạch chậm, tim loạn nhịp cuối cùng tê liệt tâm thất.
Đối với cá: cá rất nhạy cảm đối với rotenone. Một dung dịch 75mg trong 100l nước ở nhiệt độ 230 đủ giết cá vàng trong vòng 2 giờ, với triệu chứng ngừg thở và trước khi chết có một thời kỳ bị kích thích.
Tổ thuốc trừ sâu Học viện nông lâm (1960) đã thí nghiệm giã nhỏ hạt than mát rồi ngâm với nước lã từ 4-12 giờ sau đó pha loãng với nồng độ khác nhau, phun lên cây thấy hạt than mát có thể dùng làm thuốc để trừ nhiều loại sâu như Cirphis salebrosa hạt ngô, sâu keo Spodoptera mauritia, rệp khoai, nhậy hại bông..
Trong nhân dân chỉ mới thấy dùng hạt than mát để duốc ca: tán nhỏ, trộn với tro bếp, rắc vào dòng nước suối đã ngăn lại, cá sẽ chết, nổi lên chỉ việc vớt về.
Gần đây nhiều nơi đã dùng làm thuốc trừ sâu bọ hại mùa màng:giã nhỏ hạt, pha thêm nước với tỷ lệ 4-16% phun lên cây. Rất có hiệu quả đối với nhiều loại sâu bọ.
Theo Đỗ Tất Lợi (Những Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học Hà Nội 2004)