Ngày 26/11 theo giờ Bắc Kinh, ông David M. Rodriguez-Tư lệnh bộ chỉ huy châu Phi của Mỹ cho biết, Trung Quốc muốn xấy dựng căn cứ quân sự tại Djibouti. Đây có thể coi là căn cứ quân sự đầu tiên của Trung Quốc tại châu Phi.
Chớp thời cơ cả thế giới đang tập trung sự chú ý vào tình hình Nga-Thổ đang căng thẳng sau vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay quân sự của Nga, Trung Quốc đã âm thầm thực hiện một hoạt động quân sự lớn. Ngày 26/11 theo giờ Bắc Kinh, ông David M. Rodriguez-Tư lệnh bộ chỉ huy châu Phi của Mỹ cho biết, Trung Quốc muốn xấy dựng căn cứ quân sự tại Djibouti (Cộng hòa Djibouti là một quốc gia thuộc Đông Phi. Quốc gia này giáp Eritrea về phía bắc, Ethiopia về phía tây và nam, và Somalia về phía đông nam). Đây có thể coi là căn cứ quân sự đầu tiên của Trung Quốc tại châu Phi.
Đối với hành động này, người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã trả lời phỏng vấn của báo chí. Trong buổi phỏng vấn, ông cho biết, việc Trung Quốc xây dựng căn cứ quân sự tại khi vực này là để cung cấp dịch vụ hậu cần cho hạm đội thuyền bảo vệ ngoài vịnh Aden. Ông còn cho biết thêm, hành động này hoàn toàn không ảnh hưởng đến an ninh an toàn đường thủy tại khu vực. Điều này đồng nghĩa với sự thật rằng Trung Quốc sẽ xây dựng căn cứ quân sự tại khu vực nước Cộng hòa Djibouti.
Theo thông tin cho biết, căn cứ quân sự này nằm giữa vùng giao nhau giữa biển Đỏ và vịnh Aden, và có thời hạn kéo dài 10 năm. Ngày 7/11, Tham mưu trưởng quân giải phóng Trung Quốc, Phòng Phong Huy đã có chuyến thăm Cộng hòa Djibouti và có cuộc nói chuyện chi tiết về việc xây dựng căn cứ quân sự này.
Cộng hòa Djibouti là một nước nhỏ trong khu vực biển phía Đông châu Phi với khoảng 920 nghìn dân và diện tích khoảng 23 nghìn km². Với vị trí địa lý quan trọng, Mỹ, Nhật, Pháp đều kiến nghị muốn xây dựng căn cứ quân sự của mình trong khu vực này. Djibouti cho biết, mình là một quốc gia nhỏ với dân số ít, luôn phải dựa vào việc cho thuê căn cứ quân sự, cũng mượn đó để bảo vệ truyền thống an ninh của mình.
Căn cứ quân sự tại Djibouti sẽ trở thành căn cứ quân sự đầu tiên của Trung Quốc công khai tại khu vực nước ngoài. Vị trí của căn cứ này nằm ở phía Nam eo biển Bab-el-Mandeb – nơi được coi là “yết hầu của biển Đỏ” hay “người canh gác con đường dầu”. Tất cả tàu thuyền muốn đến kênh đào Suez đều phải đi qua khu vực Djibouti. Nếu Djibouti xảy ra chuyện gì, việc này sẽ cắt đứt con đường vượt Ấn Độ Dương đến khu vực Đông Á của các nước châu Âu, tàu thuyền chỉ có thể vòng qua mũi Hảo Vọng của Nam Phi. Chính vì vị trí vô cùng quan trọng này của Djibouti nên rất nhiều quốc gia đều muốn tăng cường sức mạnh trên lãnh thổ nước này. Năm 2006, Mỹ đề nghị xây dựng căn cứ quân sự mới to gấp 6 lần so với căn cứ trước đó. Năm 2014, Mỹ chi thêm 63 triệu USD mỗi năm để thuê tiếp trong 10 năm.
Hạm đội thuyền bảo vệ của Trung Quốc ngoài vịnh Eden. Nguồn : Duowei |
Điều quan trọng là, Trung Quốc có lợi thế đặc biệt khi xây dựng căn cứ quân sự tại Djibouti. Vị trí của Djibouti nằm tiếp giáp với lãnh thổ Ethiopia. Hơn nữa, giới truyền thông cũng công nhận tầm ảnh hưởng của Trung Quốc với Ethiopia đã tăng nhanh trong vòng 10 năm qua. Trung Quốc dường như có thể lũng đoạn thị trường căn cứ quân sự tại quốc gia này. Phía Đông của Djibouti tiếp giáp với Cộng hòa Somalia trong khi Trung Quốc luôn có một đoàn tàu bảo vệ đã có kinh nghiệm 7 năm trên vùng biển ngoài Somalia.
Sudan cũng đã bị coi là khu vực chịu ảnh hưởng truyền thống của Trung Quốc. Việc Trung Quốc xây dựng căn cứ quân sự đầu tiên trên vùng biển của Djibouti không chỉ cung cấp dịch vụ hậu cần cho hạm đội thuyền bảo vệ, mà còn liên kết những ưu thế của Trung Quốc trong khu vực Đông Phi thành một chỉnh thể hoàn chỉnh.
Việc xây dựng căn cứ quân sự đầu tiên của Trung Quốc tại khu vực ngoài biển Djibouti liệu sẽ có ảnh hưởng như thế nào?
Đầu tiên, điều không cần nghi ngờ chính là lực lượng của Trung Quốc tại khu vực eo biển Bab-el-Mandeb sẽ ngày càng lớn mạnh. Năng lực của hạm đội thuyền bảo vệ trên khu vực ngoài khơi Somalia cũng sẽ tăng đáng kể. Thứ hai, phía Bắc khu vực này tiếp giáp với phía Bắc Vịnh Ba Tư, cũng là một khu vực trọng yếu của kênh đào Suez, lực lượng quân sự của Trung Quốc lần đầu tiên sẽ có ảnh hưởng tới sự an toàn của con đường dầu trên biển này. Cuối cùng, phía Đông của Djibouti tiếp giáp với Ấn Độ Dương. Lực lượng hải quân và không quân Trung Quốc sẽ có thể trực tiếp vào khu vực biển Ấn Độ Dương mà không cần phải đi qua Malacca. Tuy Trung Quốc phủ nhận sự tồn tại của “chiến lược chuỗi ngọc trai”, nhưng Trung Quốc muốn tăng cường tầm ảnh hưởng trên khu vực vùng biển Ấn Độ Dương là một sự thật không thể chối cãi.
Sự kiện này cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến cộng đồng quốc tế. Đối với Mỹ và Nhật Bản mà nói, eo biển Bab el-Mandab không còn là sân sau của chỉ hai nước này nữa. Việc tăng cường sức mạnh quân sự của Trung Quốc tại đây sẽ phá vỡ nhịp độ trước đó của Mỹ và Nhật. Tầm quan trọng của kênh đào Suez là không thể chối cãi. Tầm ảnh hưởng của Trung Quốc tại kênh đào này sẽ đi song song với Mỹ và Nhật Bản. Đối với các quốc gia Đông Phi mà nói, sự can thiệp của Trung Quốc là một lựa chọn mới mẻ giành cho họ. Căn cứ quân sự của Trung Quốc tại Djibouti còn có thể trở thành đài quan sát, là tiền đề để Trung Quốc tiến vào các quốc gia Trung Đông. Yemen đang trong thời kì loạn lạc, việc Trung Quốc tiến vào đây có thể làm gia tăng căng thẳng tại khu vực Trung Đông.
Tuy Trung Quốc một mực khẳng định việc xây dựng căn cứ quân sự tại Djibouti chỉ nhằm mục đích cung cấp hậu cần cho hạm đội thuyền bảo vệ, đây chỉ là một căn cứ hậu cần mà Trung Quốc xây dựng. Thế nhưng, ngoài vùng biển Djibouti khoảng vài trăm hải lý mới có một hạm đội thuyền bảo vệ của Trung Quốc. Liệu có ai tin rằng Trung Quốc bỏ ra một khoản tiền lớn như vậy chỉ để xây dựng một căn cứ hậu cần hay không? Sức mạnh quân sự của Trung Quốc đã lan rộng trên vùng biển, hơn nữa còn trực tiếp can thiệp vào con đường quan trọng. Điều có thể dự đoán là, trong tương lai khắp nơi trên thế giới sẽ được “mở rộng tầm mắt” bằng việc tăng cường sức mạnh quân sự của Trung Quốc. Cục diện thế giới sẽ có những thay đổi đáng kể.
Nghiêm Thu (Duowei)