Đây là thắc mắc của không ít người lao động khi từ năm 2022, Chính sách về hưởng lương hưu đóng BHXH có nhiều thay đổi.
Theo quy định của Luật BHXH 2014 từ ngày 1/1/2018, mức lương hưu hàng ngày của người lao động đủ điều kiện được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập hàng tháng đóng BHXH và tương ứng với số năm đóng BHXH.
Đối với lao động nam, để có thể hưởng mức lương hưu tối thiểu 45% thì cần đóng đủ 20 năm BHXH. Sau đó, cứ mỗi năm đóng BHXH thì mức lương hưu của người lao động được tính thêm 2% và mức tối đa bằng 75%.
Như vậy, từ năm 2022, nếu muốn hưởng lương hưu tối đa là 75% thì lao động nam cần đóng đủ từ 35 năm, tăng thêm một năm so với năm 2021.
Trong khi đó đối với lao động nữ, mức lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH và tương ứng với 15 năm đóng BHXH.
Sau đó, cứ mỗi năm đóng BHXH, mức lương hưu của lao động nữ sẽ được tính thêm 2% và mức tối đa bằng 75%.
Để được hưởng mức lương hưu tối đa 75%, lao động nữ cần đóng đủ 30 năm tham gia BHXH.
Như vậy thì từ năm 2022, đối với lao động nam cần đóng BHXH 35 năm và lao động nữ cần đóng đủ 30 năm để nhận mức lương hưu tối đa.
Ngoài ra, Luật BHXH 2014 quy định tiền lương đóng BHXH để hưởng lương hưu cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở, khoảng 28,9 triệu đồng/tháng.
Mức hưởng lương hưu tỷ lệ thuận với mức đóng BHXH và thời gian đóng BHXH. Như vậy, thời gian đóng BHXH càng cao, càng dài thì mức hưởng lương hưu cũng sẽ cao hơn.