Ung thư vòm họng có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng đặc biệt hay mắc phải là ở nam giới, tuổi từ 40 đến 60.
Nguyên nhân ung thư vòm họng:
Nguyên nhân ung thư vòm họng cho tới nay chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, ba yếu tố nguy cơ chính là virus Epstein-Barr, di truyền và môi trường.
Những triệu chứng mắc bệnh ung thư vòm họng
Các yếu tố môi trường: Nghề nghiệp thường xuyên tiếp xúc với khói, bụi, môi trường kém thông khí, hoá chất (đặc biệt là các hydrocacbon thơm), ăn nhiều cá muối và các thức ăn lên men (dưa, trứng, các loại củ) được xem là những yếu tố nguy cơ cao gây mắc bệnh ung thư vòm mũi họng.
Virus Epstein-barr: Gen của virút epstein- Barr cũng được tìm thấy trong bệnh phẩm sinh thiết từ khối u vòm họng.
Thuốc lá, rượu cũng được xem là yếu tố nguy cơ gây mắc bệnh này.
Yếu tố di truyền: các nghiên cứu về di truyền học gần đây cho thấy có liên quan giữa mất gen ức chế u ở những bệnh nhân ung thư vòm họng.
Triệu chứng ung thư vòm họng
Chảy máu cam
Một trong những triệu chứng sớm nhất của ung thư vòm họng là chảy máu cam. Tuy nó không có gì đặc biệt so với chảy máu cam do các bệnh khác, nhưng bạn cũng cần lưu ý.Các bệnh nhân thường nuốt nước mũi và nhổ ra theo đường miệng khiến vì vậy khiến nước mũi kèm theo máu dễ bị chẩn đoán nhầm hoặc bị bỏ qua. Giai đoạn cuối có thể gây chảy máu liên tục.
Nghẹt mũi
Cũng giống như các triệu chứng của bệnh viêm mũi hoặc bị xoang, người bị ung thư vòm họng cũng thường xuyên cảm thấy ngạt mũi, khó thở, thậm chí là đau buốt lên đầu.Do khối u xuất hiện dẫn đến hiện tượng tắc 1 bên mũi, khi khối u to lên sẽ khiến 2 bên đều bị nghẹt.
Ù tai và nghe kém
Nếu bạn ù tai, nghe kém, đôi khi còn cảm thấy đau tai thì cũng nên cẩn thận. Bởi khối u phát triển đè lên thực quản sẽ gây ra các triệu chứng ù tai, điếc nhẹ.
Nhức đầu
Thường do khối u phá hủy nền sọ, dẫn đến di căn vào não và dây thần kinh sọ gây nhức đầu. Ở kỳ cuối, dễ bị chẩn đoán nhầm là đau thần kinh.
Nổi hạch ở cổ
Theo thống kê, ung thư vòm họng di căn phần cổ chiếm 40-85%. Do vòm họng có cấu trúc mô bạch huyết phong phú, các tế bào ung thư dễ dàng lan sâu lên trên cổ. Khi chúng phát triển số lượng càng nhiều, tốc độ càng nhanh, hạch cứng và không cho cảm giác đau đớn, tính hoạt động kém; vào giai đoạn cuối sẽ bám dính cố định.Đau rát ở cổ và ho ra máu là hai triệu chứng dễ nhận biết nhất của bệnh ung thư vòm họng. Nếu bạn cảm thấy đau rát cổ trong một khoảng thời gian dài và ho ra máu thì hãy đến ngay các cơ sở y tế để được khám chữa kịp thời.
Hội chứng nội sọ
Ung thư vòm họng giai đoạn càng về sau sẽ gây ra các hội chứng liên quan đến não như hội chứng nội sọ. Hội chứng này dẫn đến việc bị lác mắt, mất cảm giác ở họng, tê họng,...Đó là tình trạng khối u trong não bị vỡ lan sang các dây thần kinh sọ não gây ra các hội chứng nội sọ như nhức đầu, tê bì mặt, mờ mắt, xệ mí, lác trong, thậm chí mù.
Di căn
Người mẫu Duy Nhân đang chống chọi với bệnh ung thư vòm họng
Đến giai đoạn cuối của ung thư vòm họng mà chưa được phát hiện thì bệnh này sẽ di căn ra toàn bộ khoang miệng.Trong giai đoạn cuối, ung thư vòm họng di căn ở phạm vi mắt, não, xương, phổi, gan và các bộ phận khác, đặc biệt là ở phổi và xương. Nếu bạn phát hiện triệu chứng nặng ở một trong những bộ phận như xương cố định bị đau, máu có đờm, thường xuyên đau ngực, gan sưng to, nhãn cầu lồi, thị lực giảm...cho thấy bệnh đã di căn .
Điều trị
Xạ trị: Đối với ung thư vòm họng giai đoạn sớm, xạ trị vẫn là biện pháp quan trọng nhất, có thể chữa khỏi với tỷ lệ sống thêm 5 năm toàn bộ đạt tới 97 -100%. Đối với ung thư vòm họng giai đoạn tiến triển tại chỗ thì xạ trị đơn thuần cho thấy tỷ lệ tái phát và di căn sau điều trị rất cao, thời gian sống thêm 5 năm thấp từ 10% đến 40%.
Phẫu thuật: Do vòm họng nằm ở vị trí giải phẫu chật hẹp nên phẫu thuật không có vai trò chính trong điều trị triệt căn mà chỉ áp dụng để sinh thiết hạch chẩn đoán mô bệnh học hoặc lấy hạch còn lại sau khi xạ trị.
Hoá trị: Trước đây hoá trị chỉ áp dụng điều trị bệnh ung thư vòm mũi họng khi đã có di căn xa hoặc tái phát mà xạ trị không còn khả năng kiểm soát. Xu hướng mới hiện nay là hoá- xạ trị kết hợp đối với bệnh nhân ở giai đoạn tiến triển ở những vùng gồm: điều trị hoá chất tân bổ trợ, điều trị hoá chất bổ trợ và điều trị hoá chất xen kẽ trong thời gian xạ trị.
Phòng bệnh:
- Điều trị sớm những viêm nhiễm đường mũi họng.
- Không hút thuốc lá.
- Hạn chế uống rượu.
- Không cá muối và các thức ăn lên men (dưa, cà muối...)
- Khi thấy các dấu hiệu nhức đầu, xì mũi máu, ù tai, hạch cổ to cần khám tai mũi họng, soi vòm để phát hiện sớm.
Theo Dã Quỳ (Tổng hợp)/ Nguoiduatin.vn