Từ ngày 1/1/2020, bất kể người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (ô tô, máy kéo, xe máy, Xe máy điện, xe mô tô), và phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (xe đạp, xích lô, xe lăn, xe súc vật kéo...), đều không được phép uống rượu bia khi lưu thông trên đường. khi có nồng độ cồn trong người.
Trao đổi trên Trí thức trẻ, Luật sư Nguyễn Anh Thơm - Trưởng văn phòng Luật sư Nguyễn Anh (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết, CSGT khi xử phạt nồng độ cồn ngoài máy đo chuyên dụng còn phải căn cứ vào các biểu hiện của người vi phạm như tình trạng tâm lý, diễn biến hành vi, lời nói, cử chỉ, sắc mặt và qua hơi thở khi nói chuyện để có căn cứ xử lý người vi phạm có sử dụng rượu, bia hay không?
Theo ông Thơm, đối với trường hợp người tham gia giao thông uống rượu bia mà cố tình dắt bộ xe máy khi gặp Cảnh sát giao thông sau đó lại tiếp tục lên xe đi là một hình thức đối phó của người vi phạm đối với hoạt động thực thi pháp luật của CSGT.
Để có thể xử phạt những trường hợp trên, CSGT phải chứng minh được lái xe vi phạm mà trước đó đã điều khiển phương tiện. Nếu người vi phạm không thừa nhận thì CSGT có thể chứng minh bằng camera, hình ảnh, người làm chứng,…
Theo Điều 5, Khoản 6 của bộ luật này nêu rõ: Nghiêm cấm 'điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn'.
Tại Điều 21 về phòng ngừa Tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu, bia, ngay từ Khoản 1 đã nhắc lại rõ 'người điều khiển phương tiện giao thông không uống rượu, bia trước và trong khi tham gia giao thông'.