Võ Tắc Thiên soán ngôi nhà Đường và nắm quyền, trở thành nữ hoàng đế đầu tiên trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Sau khi lên nắm quyền, Võ Tắc Thiên lập ra triều đại Võ Chu, làm gián đoạn nhà Đường, triều đại mà bà sáng lập tồn tại từ năm 690 đến năm 705. Ít ai biết rằng, Võ Tắc Thiên có một sở thích kỳ quái, đó là thích đổi tên.
Trước đó, Võ Tắc Thiên đã có tôn hiệu Thiên hậu của bà và tôn hiệu Thiên hoàng cùng Đường Cao Tông Lý Trị, 2 người đã đồng trị vì nhà Đường trong một thời gian dài và cùng được gọi là Nhị Thánh. Tuy nhiên, ba cái tên này vẫn chưa thỏa mãn sở thích độc lạ của bà. Đối với kẻ thủ cùa mình, ngoài việc đưa ra những hình phạt, Võ Tắc Thiên còn đổi luôn cả họ tên của những vị quan đại thần để trút hết cơn giận.
Theo Sohu, các hoàng đế thời phong kiến cổ đại thường đặt "niên hiệu" cho mình khi lên ngôi trị vì. Việc đặt tên niên hiệu thường được các nước như Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên và Nhật Bản sử dụng. Tuy nhiên, từ thời điểm Võ Tắc Thiên được Đường Cao Tông Lý Trị của nhà Đường phong làm Hoàng hậu cho đến khi bà trở thành hoàng đế, có tổng cộng 33 niên hiệu bao gồm: Vĩnh Huy, Hiển Khánh, Long Sóc, Lân Đức Đẳng, Thiên Thụ, Như Ý, Thiên Sách Vạn Tuế, Vạn Tuế Đăng Phong Đẳng.
Võ Tắc Thiên không chỉ quan tâm đến việc thay đổi tên, niên hiệu mà ngay cả tôn hiệu cũng thường xuyên được thay đổi. Tôn hiệu là danh hiệu "tôn kính" cho những người được "tôn quý", phổ biến nhất là ở những vị Thái thượng hoàng, Thái thượng vương hay Hoàng thái hậu. Tôn hiệu đôi khi được đồng nhất với Thụy hiệu, trong trường hợp Tôn hiệu được đặt cho người đã khuất.
Khi còn tại vị chức Hoàng hậu của Đường Cao Tông Lý Trị, Võ Tắc Thiên đã đề nghị hoàng đế đổi cách gọi từ Hoàng đế - Hoàng hoàng thành Thiên hoàng - Thiên hậu. Thậm chí, bà còn tự phong gọi mình là Nhị Thánh. Sau khi Đường Cao Tông qua đời, Võ Tắc Thiên trở thành Hoàng thái hậu, còn được đổi tên thành Thánh Mẫu Thần Hoàng.
Sau khi trở thành hoàng đế, Võ Tắc Thiên lại tiếp tục tùy tiên đổi tên gọi như Kim Luân Thánh Thần Hoàng đế, Việt Cổ Kim Luân Thánh Thần Hoàng đế, Từ Thị Việt Cổ Kim Luân Thánh Thần Hoàng đế, Thiên Sách Kim Luân Thánh Thần Hoàng đế.
Võ Tắc Thiên thậm chí còn không bỏ qua việc đổi tên cả Thụy hiệu. Thụy hiệu là một dạng tên hiệu sau khi qua đời trong văn hóa Đông Á. Người được đặt thường là quân chủ của một triều đại, một quốc gia. Trước đây, Thụy hiệu của các hoàng đế cổ đại thường là ký tự đơn, thỉnh thoảng có ký tự kép, ví dụ như Thụy hiệu của Đường Cao Tổ Lý Uyên là Vi Thái Vũ, Đường Thái Tông Lý Thế Dân là Vi Văn. Thế hệ sau thường gọi là Đường Thái Vũ Đế, Đường Văn Đế. Tuy nhiên, Lý Trí và Võ Tắc Thiên đã đổi tước hiệu truy tặng của Lý Uyên thành Thần Nghiêu hoàng đế, Lý Thế Dân đổi thành Văn Vũ Thánh Hoàng đế. Kết quả là cách xưng hô trước đây của cố hoàng đế bị vô hiệu, phải đổi tước hiệu sau khi qua đời thành miếu hiệu. Thái Vũ Đế và Văn Đế về sau đổi thành Đường Cao Tổ và Đường Thái Tông.
Ngoài ra, Võ Tắc Thiên còn thích đổi tên những người mà bà ghét, là kẻ thù của mình. Chẳng hạn như bà có mối quan hệ không mấy tốt đẹp với hai anh em Võ Duy Lương và Vũ Hoài Vận. Vì bất mãn với hai người này, Võ Tắc Thiên liền hạ lệnh xử tử hai người này và đổi luôn cả họ lẫn tên.
Hai tình địch của bà là Vương hoàng hậu và Tiêu Thục Phi cũng bị đổi họ. Vương hoàng hậu đổi thành họ Mãng, Tiêu Thục Phi bị đổi thành họ Kiêu.
Khi Lý Tận Trung và Tôn Vạn Vinh tạo phản, Võ Tắc Thiên cũng đổi họ tên của hai người này thành Lý Tận Diệt và Tôn Vạn Trảm.
Việc Võ Tắc Thiên “nghiện đổi tên” tưởng chừng như là một hành vi cố ý nhưng thực ra đó là một cách để bà duy trì chế độ và thể hiện sự chuyên quyền của mình khi trở thành nữ hoàng đế đầu tiên trong lịch sử.