Tin mới

Võ Tắc Thiên tin tưởng Địch Nhân Kiệt đến mức nào?

Thứ ba, 05/12/2023, 16:15 (GMT+7)

Địch Nhân Kiệt - người giữ chức tể tướng thời kỳ Võ Tắc Thiên trị vì, được nữ hoàng đế Võ Chu hết mực tin tưởng. Ngoài năng lực giỏi giang, Địch Nhân Kiệt còn rất trung thành và chưa bao giờ phản đối việc Võ Tắc Thiên lên ngôi.

Từ phi tần ở hậu cung của Đường Thái Tông Lý Thế Dân sau đó trở thành Hoàng hậu thứ hai của Đường Cao Tông Lý Trị, Võ Tắc Thiên đã soán ngôi nhà Đường, nắm quyền và trở thành nữ hoàng đế đầu tiên trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Sau khi lên ngôi hoàng đế, Võ Tắc Thiên rất quý trọng nhân tài, trong đó có Địch Nhân Kiệt. 

Võ Tắc Thiên. Ảnh minh họa.
Võ Tắc Thiên. Ảnh minh họa.

Địch Nhân Kiệt từng là quan lại của nhà Đường cũng như triều đại Võ Chu do Võ Tắc Thiên lập ra. Ông từng giữ chức tể tướng thời kỳ Võ Tắc Thiên trị vì. Trong số các quan lại, Địch Nhân Kiệt được Võ Tắc Thiên rất tin tưởng. Ông cũng là người duy nhất được Võ hoàng coi trọng và gọi là "quốc lão" mà không nhắc trực tiếp bằng tên. Do tuổi đã cao nên Võ hoàng lệnh cho Địch Nhân Kiệt không phải quỳ và khấu đầu. Bà cũng lệnh cho các tể tướng khác không được làm phiền ông nếu không có chuyện hệ trọng.

Mùa thu năm 700 khi  tể tưởng nhà Chu là Địch Nhân Kiệt qua đời, Võ hoàng vô cùng thương tiếc, khóc và nói rằng "Triều đình từ nay trống không". Điều này cho thấy Võ Tắc Thiên rất coi trọng Địch Nhân Kiệt. 

Võ Tắc Thiên rất tin tưởng Địch Nhân Kiệt. Ảnh minh họa.
Võ Tắc Thiên rất tin tưởng Địch Nhân Kiệt. Ảnh minh họa.

Lý thuyết chính trị Trung Quốc truyền thống không cho phép một phụ nữ được lên ngôi Đế vương, do đó, việc Võ Tắc Thiên lên ngôi vấp phải sự phản ứng của triều đình. Tuy nhiên, cũng có nhiều vị quan trong đó có Địch Nhân Kiệt không bao giờ phản đối việc Võ Tắc Thiên trở thành hoàng đế. Đặc biệt, Địch Nhân Kiệt còn rất trung thành với Võ hoàng. 

Nói về lý do Địch Nhân Kiệt được Võ hoàng hết mực tin tưởng, Ngô Bằng - tiến sĩ lịch sử tại Đại học Nhân dân Trung Quốc cho biết, Địch Nhân Kiệt ban đầu làm quan dưới thời Đường Cao Tông Lý Trị. Được hoàng đế hết lòng bồi dưỡng, là người ngay thẳng, chính trực và có năng lực. Có lần, Đường Cao Tổng nổi giận và muốn giết người một cách vô lý, không có vị quan nào dám đứng ra phản đối mà chỉ có Địch Nhân Kiệt - khi đó còn nhậm chức ở Đại lý tự đứng ra và mong hoàng đế suy xét kỹ lưỡng đồng thời áp dụng những hình phạt hợp lý, không giết người bừa bãi. Hành động của Địch Nhân Kiệt được vua Đường Cao Tông nghe theo và hết sức hài lòng về ông. 

Một thời gian sau khi Võ Tắc Thiên bắt đầu giúp Đường Cao Tông xử lý việc triều chính, bà cũng nhận ra được năng lực hơn người của Địch Nhân Kiệt nên từ đó rất trọng dụng và tin tưởng.

Lý do Võ Tắc Thiên tin tưởng Địch Nhân Kiệt khiến nhiều người tò mò. Ảnh minh họa. 
Lý do Võ Tắc Thiên tin tưởng Địch Nhân Kiệt khiến nhiều người tò mò. Ảnh minh họa. 

Nguyên nhân thứ hai là Địch Nhân Kiệt không phản đối việc Võ Tắc Thiên lên ngôi hoàng đế. Trước khi Võ Tắc Thiên xưng hoàng đế, Địch Nhân Kiệt từng giữ chức tư mã Lạc Châu (tức Lạc Dương). Thời điểm đó, Võ Tắc Thiên đã 67 tuổi. Địch Nhân Kiệt hiểu rằng nữ vương họ Chu sẽ ngôi ngồi trên ngai vàng quá lâu. Hơn nữa, lúc đó vẫn còn có người thừa kế của nhà Đường, cuối cùng quyền lực vẫn có khả năng quay trở lại với con trai của Võ Tắc Thiên và Đường Cao Tông. Do đó, ông cho rằng, không cần thiết phải mạo hiểm vì phản đối.

Thứ ba là Địch Nhân Kiệt đã vượt qua bài kiểm tra lòng trung thành của Võ Tắc Thiên. Võ Tắc Thiên cho phép những quan lại gài bẫy Địch Nhân Kiệt để thử lòng trung thành. Dù sau đó được minh oan nhưng Địch Nhân Kiệt đã bị giáng chức. Trong suốt 4 năm này, ông không hề kêu ca một lời. Khi quân Khiết Đan nổi dậy, Địch Nhân Kiệt nghe theo sự sắp xếp ra tiền tuyến Hà Bắc hỗ trợ. Kể từ đó, ông nhận được sự tin tưởng của Võ Tắc Thiên.

Điều này đã được Địch Nhân Kiệt dự đoán trước. Do đó, trước khi qua đời, Địch Nhân Kiệt đã giới thiệu nhiều quan lại có tài năng, bao gồm Trương Giản Chi, Diêu Sùng, Hoàn Ngạn Phạm và Kính Huy. Những quan lại cao cấp này sau đó đóng vai trò then chốt trong việc buộc Võ Tắc Thiên thoái vị trong năm 705 và đưa Lý Hiển lên ngai vàng lần thứ hai, cho nên người ta cho rằng Địch Nhân Kiệt là người gián tiếp khôi phục lại nhà Đường.

Ảnh Internet.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news