(Tinmoi.vn) Đám cưới cổ tích của chàng rể Tây với cô dâu người Dao ở Việt Nam được tổ chức tại Yên Bái mới đây đã gây xôn xao dư luận.
Đó là đám cưới của chàng rể Tây người Pháp Tiberghien Frédo và cô dâu dân tộc Dao Kiều Xuân. Đám cưới được tổ chức ngay tại quê nhà gái tại xã Vũ Linh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
Được biết, Fredo có tên Việt là Bình, anh sinh ra và lớn lên giữa thủ đô hoa lệ Paris, Pháp bên dòng sông Seine thơ mộng. Tuy nhiên, với sở thích du lịch từ nhỏ, lớn lên, anh đã có nhiều chuyến đi khám phá rới nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Địa danh Yên Bái đã hút hồn chàng trai xứ lạ với phong cảnh thiên nhiên bình dị, con người thật thà, chất phác và những phong tục độc đáo của người dân tộc Dao nơi này đã núi chân chàng trai Tây ở lại.
Fredo hiện tại đang làm việc tại khu sinh thái Yên Bình (Yên Bái).
Đặc biệt là cuộc gặp gỡ với người con gái Dao Kiều Xuân, 24 tuổi đã xe duyên cho mối tình của họ. Sau một thời gian tìm hiểu, họ quyết định đính hôn và tổ chức đám cưới theo đúng phong tục truyền thống của người Dao. Được biết, Kiều Xuân cũng đã tốt nghiệp Cao đẳng du lịch và đang làm việc tại khu sinh thái Yên Bình cùng với Fredo.
Lễ cưới truyền thống được diễn ra trong 3 ngày 2 đêm. Trước khi tổ chức cả nhà trai và nhà gái đã phải chuẩn bị lương thực, thực phẩm, đồ lễ và ông Mờ, bà Mờ… Chú rể mang sang nhà gái lễ vật gồm một vòng tay bằng bạc, trầu cau, muối, chè, bánh dày, hai bó miến, rượu, 8 con cá được cắt bằng giấy.
Trước khi sang nhà gái, nhà trai cử một đoàn đi đón dâu với số lượng bắt buộc là từ 8 - 11 người trong đó có trưởng đoàn, chủ hôn, chú rể, phù rể và các nam thanh niên trẻ, khỏe có tài hát đối đáp, tất cả đều mặc trang phục truyền thống của dân tộc.
Chú rể được chùm lên đầu chiếc áo vàng (gọi là Gúy vằng) để tượng trưng cho những cánh long, cánh phượng che chở cho chú rể. Sau khi đã xong thủ tục thì đoàn nhà trai mới được lên nhà. Khi bước qua cửa thì chú rể sẽ phải bước chân trái đầu tiên và thầy cúng làm phép rửa chân cho chú rể.
Khi đến nhà gái, chú rể chưa được bước vào ngay mà phải đứng hát đối đáp cho đến khi được nhà gái mời vào.
Theo phong tục của người Dao, dù xa hay gần, khi sang đến nhà trai, đoàn nhà gái cũng phải nghỉ lại ở đâu đó rồi đến giờ hoàng đạo (thường là vào khoảng 5h – 6h chiều) thì cô dâu mới được lên nhà trai. Đó là khoảng thời gian tốt nhất cho cô dâu và chú rể sau này.
Khi về đến nhà trai, cô dâu sẽ làm các nghi thức để nhập gia, hị gái chồng sẽ đeo nữ trang lên người cô dâu rồi thầy Mờ chùm “Gúy vằng” lên đầu. Điều đó có nghĩa là nhà trai đã chính thức công nhận cô dâu là người nhà mình.
Một phù rể ra cầm tay áo của cô dâu dẫn lên cầu thang bởi chú rể không được ra đón và cũng không được nhìn mặt cô dâu cho đến khi các nghi lễ lạy tạ tổ tiên được thực hiện xong, bước chân đầu tiên bước vào nhà chồng thì cô dâu phải bước chân phải.
Cô dâu phải dẫm lên lá sớ để được công nhận là người nhà trai từ nay
Thầy cúng đã chờ sẵn ở cửa và làm phép rửa chân cho cô dâu. Bước chân đầu tiên vào nhà chồng cô dâu phải bước chân phải. Họ cho rằng, có như vậy mới tránh được những điều rủi ro, cô dâu và chú rể mới sống hạnh phúc trăm năm.
Thoa Nguyễn
Tổng hợp