Dưới đây là những lại rau cỏ có tác dụng tuyệt vời ngang ngửa nhân sâm nếu biết cách sử dụng chúng.
Cỏ mần trầu
Cỏ mần trầu là loại cỏ dại, thường mọc thành đám tại các vùng đồng bằng, trung du đến vùng núi cao của Việt Nam. Vì là loại cây mọc dại với tốc độ phát triển nhanh, loại cỏ này thường bị người nông dân nhổ bỏ lấy đất trồng trọt. Tuy nhiên ít ai biết rằng cỏ mầm trầu thực tế là loại cỏ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Theo y học cổ truyền và theo các tài liệu nghiên cứu, cỏ màn trầu trong sách thuốc có tên là dã kê thảo; có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, bổ huyết, hành huyết, lợi tiểu, giải độc, mát gan. Dùng ở các trường hợp hư tổn, chướng bụng, tiểu tiện không thông, phong thấp, trị sốt rét, sốt ốm, gan nóng, huyết áp cao, viêm não, viêm màng não, trị viêm nhiễm tiết niệu, mụn nhọt…
Rau chút chít
Rau chút chít hay còn được gọi là cây dương để, câu lưỡi bò. Đây là loại rau thuộc học rau răm thường mọc thành cụm, xếp thành nhiều vòng sát nhau ở phần ngọn thân hoặc kẽ lá. Loại rau này thường mọc hoang, thích những nơi có đất ẩm thấp như ven sông, suối, ao hồ. Rễ của cây phát triển mạnh vào mùa mưa, từ tháng 8 đến tháng 10.
Đặc biệt, phần rễ của cây chút chít sau khi phát triển thành củ còn được sử dụng như những bài thuốc dân gian hiệu quả. Phần củ này sẽ được cắt lát mỏng để phơi khô, dùng ăn làm thuốc chữa được một số bệnh như:
- Thanh nhiệt, thông bí đại tiện: Chữa táo bón, đại tiện ra máu, làm thuốc xổ, tẩy.
- Sát trùng: Chữa mẩn ngứa do nhiễm trùng, mồ hôi, nấm da đầu, lác đồng tiền trên da, trứng cá, ghẻ ngứa, hắc lào, mụn nhọt.
Cây cỏ leo
Cây cỏ leo là loại cây dại, thường mọc vất vưởng ở các đồng cỏ, trên các bờ đê, các bãi đất bỏ hoang, các bờ tường… Ít ai nghĩ rằng cỏ leo có chứa Vitamin A và B, silica (hợp chất hóa học rất tốt cho da), saponin (một Glycosyd tự nhiên thường gặp trong nhiều loài thực vật, đặc biệt là sâm), kali và sắt. Rễ cỏ leo có thể được nghiền thành bột gia vị cho món ăn, hoặc nấu thành trà uống lợi tiểu, chống viêm, thanh lọc cơ thể.