Thịt lợn là món ăn phổ biến trong mâm cơm mỗi gia đình. Trong thịt lợn có đầy đủ các axit amin thiết yếu cho hoạt động sống, trong 100g thịt lợn sẽ có 5.751mg histidine, 6.189mg isoleucine, 10.387mg leucine, 3.469mg methionine, 5.122mg phenylalanine, 5.171mg threonine, 1.212mg tryptophan, 11.482mg lysine.
3 thói quen ăn thịt lợn gây hại
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách ăn thịt lợn sao cho tốt nhất. Dưới đây là 3 thói quen sai lầm nhiều gia đình hay mắc phải khi ăn thịt lợn vô tình gây hại cho sức khỏe:
- Luộc thịt lợn quá kỹ
Các chuyên gia sức khỏe cho biết, trong nhiệt độ 200 – 300 độ C, axit amin, creatinin, đường và các hợp chất vô hại trong thịt sẽ xảy ra phản ứng hóa học, hình thành các axit amino aromatic.
Trong chất này có chứa đến 12 loại hợp chất hóa học, trong đó có 9 loại có khả năng gây ra ung thư. Theo thống kê trong cuộc sống hiện đại, ô nhiễm công nghiệp là nguyên nhân gây ra ung thư chiếm đến 50%, còn lại ảnh hưởng từ ăn uống cũng chiếm tỷ lệ không hề nhỏ, con số này là 35%.
Do vậy, các chuyên gia khuyến cáo không nên nấu thịt quá lâu, quá chín. Chỉ nên nấu cho thịt vừa đủ mềm, khi thấy xuất hiện lớp bọt đầu tiên do thịt tiết ra thì nên vớt bỏ đi, điều này có thể giảm thiểu ảnh hưởng có hại do các axit amino aromatic gây ra.
- Ăn thịt lợn để lâu trong tủ lạnh
Nên bảo quản thịt trong ngăn đá của tủ lạnh để giữ được dài ngày hơn, nhưng không nên quá 1 tuần. Với thịt đã qua chế biến thì có thể để được 3 – 5 ngày. Nếu trữ trong ngăn mát thì chỉ nên 2 ngày.
Thịt không được bảo quản trong ngăn đá mà để ở ngăn mát quá lâu cũng dễ sinh ra vi khuẩn gây hại, làm thịt mất dinh dưỡng và hương vị. Đồng thời, nếu để thịt quá lâu trong tủ lạnh cũng không còn tốt cho sức khỏe vì phân tử protein sẽ bị biến tính, gây hại cho sức khỏe.
Tác hại ăn thịt lợn để lâu trong tủ lạnh:
Đẩy nhanh quá trình lão hóa: Nếu thường xuyên sử dụng loại thịt này, bạn vô tình làm tăng tốc độ lão hoá của cơ thể. Vì vậy đối với thịt đông lạnh để lâu, cách tốt nhất là không nên sử dụng.
Gây hại cho dạ dày: Nếu không chú ý mà ăn phải thịt hỏng do trữ lâu trong tủ lạnh, bạn có thể bị khó tiêu, buồn nôn, nôn và đau dạ dày. Ăn thịt hỏng có thể gây hại cho hệ tiêu hóa, dẫn đến các bệnh về đường tiêu hóa như viêm dạ dày, viêm ruột.
Tăng nguy cơ gây ung thư: Khi thịt cất tủ lạnh không được che chắn cẩn thận thì nguy cơ lây nhiễm chéo từ những loại thực phẩm sống khác sang là chuyện khó tránh. Ăn loại thịt này vào bữa tiếp theo cũng tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm, về lâu dần có thể gây bệnh mãn tính như ung thư.
- Ăn quá nhiều thịt mỡ
Thịt mỡ và thịt nạc có sự khác biệt liên quan đến vi chất dinh dưỡng (như vitamin, khoáng chất...). Trong thịt mỡ thường có chứa nhiều vitamin tan trong chất béo hơn, như vitamin A, vitamin D, vitamin E và vitamin K2.
Tuy nhiên, ăn nhiều thịt mỡ sẽ dễ mắc ung thư đại trực tràng. Theo Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng Bệnh viện K, ung thư đại trực tràng là loại ung thư phổ biến trên thế giới, gây tử vong cao, chỉ đứng sau ung thư dạ dày, phổi, gan. Ung thư đại trực tràng là ung Thư Đường tiêu hóa thường gặp. Thức ăn chứa nhiều mỡ, nhất là mỡ động vật làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng. Ngoài ra hàm lượng chất bảo quản thực vật có trong rau, củ hay như chất tăng trọng, chất tạo nạc trong thịt lợn, các chất kích thích khiến nhiều người mắc ung thư.
Thịt mỡ còn chứa nhiều axit béo không bão hòa làm tăng lượng mỡ xấu trong cơ thể. Nếu ăn cùng lúc nhiều thịt mỡ, cơ thể rất khó hấp thụ và gây ra hiện tượng khó tiêu. Thịt mỡ chứa nhiều axit béo no, nếu thường xuyên ăn thịt mỡ rất dễ tăng nguy cơ mắc bệnh mỡ máu. Mỡ máu cao có thể gây ra các bệnh tim mạch và mạch máu não.
Cách bảo quản thịt lợn
Thịt lợn chưa nấu chín có thể được bảo quản trong tủ lạnh từ 3 - 5 ngày, tối đa là 1 tuần. Nên chú ý rằng thịt lợn xay còn sống chỉ nên được giữ trong tủ lạnh từ 1 - 2 ngày. Các món ăn từ thịt heo sau khi nấu chín chỉ nên được giữ trong tủ lạnh từ 2 - 3 ngày.
Ngoài ra, cần lưu ý một số điều sau khi bảo quản thịt lợn trong tủ lạnh:
- Cần rửa sạch, để thịt khô ráo trước khi cất vào tủ lạnh.
- Nên bọc thịt lợn trong nhiều lớp túi hoặc hộp có nắp đậy kín để giữ được màu sắc, hương vị và tránh nhiễm khuẩn.
- Để thịt được đảm bảo chất lượng, không bị biến chất trong thời gian lưu trữ, bạn cần điều chỉnh nhiệt độ phù hợp và ổn định. Nếu bảo quản trong ngăn mát thì bạn cần duy trì nhiệt độ tủ khoảng 2 độ C, còn nếu lưu trữ trong ngăn đá thì mức nhiệt độ khoảng -25 độ C sẽ giúp kéo dài thời gian sử dụng.
- Kể cả thịt chín hay thịt sống, dù bảo quản trong ngăn mát hay ngăn đá thì tốt nhất nên sử dụng trong vòng 1 tuần để đảm bảo độ tươi ngon, chất dinh dưỡng và tránh nhiễm bệnh.
- Không nên đặt thịt tươi sống và thịt đã chín ở gần nhau khi bảo quản trong tủ lạnh vì điều này có thể khiến vi khuẩn lây lan nhanh chóng, làm cho thịt nhanh hỏng hơn.
Dưới đây là nhiệt độ nấu được khuyến nghị cho một vài cách cắt thịt lợn phổ biến nhất:
Thịt lợn bít tết, sườn, và nướng 63°C
Thịt đùi 63°C
Thịt lợn bằm 71°C
Thịt bò hữu cơ 71°C