Chính phủ Ấn Độ đã khởi động dự án đầu tư gói tín dụng 300 triệu USD trong 10 năm vào lĩnh vực dệt may của Việt Nam.
DN dệt may VN đón nhận đầu tư lớn
Hiệp hội dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết, Chính phủ Ấn Độ đã chính thức khởi động gói tín dụng ưu đãi 300 triệu USD để xúc tiến hợp tác trong lĩnh vực dệt may giữa Việt Nam - Ấn Độ.
|
Thêm nguồn lực cho ngành dệt may |
Theo đó, Ấn Độ sẽ hỗ trợ các dự án đầu tư vào dệt may có sử dụng thiết bị, dịch vụ của Ấn Độ lên tới 75% giá trị dự án. Thời gian cho vay là 10 năm với lãi suất 2% một năm. Toàn bộ giao dịch của gói tín dụng này được thực hiện thông qua Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) dưới sự bảo lãnh của Bộ Tài chính.
Gói tín dụng sẽ giúp các doanh nghiệp Ấn Độ phát triển các nhà máy tại Việt Nam, đồng thời, thúc đẩy các công ty nội có liên quan mở rộng hợp tác với các đối tác Ấn Độ. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp có được lợi thế hơn sau khi gia nhập hiệp định xuyên Thái Bình Dương
Cơ hội phát triển
Với sự hỗ trợ tín dụng khổng lồ này từ phía chính phủ Ấn Độ, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang đứng trước cơ hôi tiếp cận vốn, công nghệ dệt may hàng đầu thế giới. Bởi Ấn Độ là quốc gia có ngành công nghiệp dệt may Ấn Độ phát triển mạnh, với Doanh thu hàng năm khoảng 100 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 40 tỷ USD và là quốc gia xuất khẩu các sản phẩm cotton, lụa, vải xenlulo và sợi cotton lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc.
Các công nghệ được sử dụng trong ngành dệt may của ấn độ được các nước trên thế giới đánh giá cao về mức độ khoa học và tình ứng dụng. Đồng thời chất lượng sản phẩm từ các máy móc, công nghệ này được các nước đánh giá cao, có tính cạnh tranh trên thị trường dệt may. Chính vì vậy, các công ty dệt may của Việt Nam đang hi vọng có thể tiếp cận, nhập khẩu và sử dụng các công nghệ, máy móc này của Ấn Độ để có thể nâng cao chất lượng sản phẩm của mình thành một bước tiến mới giúp cải thiện năng lực cạnh tranh với sản phẩm dệt may từ các nước khác trên thế giới.
Hơn thế nữa, sự đầu tư này của Ấn Độ còn có ý nghĩa đó là đảm bảo cho nguồn cung đầu vào cho các doanh nghiệp Việt Nam. Bởi đây là quốc gia có sản lương bông, vải sợi lớn trên thế giới. Nếu như chúng ta tận dụng tốt có thể đảm bảo nguồn cung đầu vào cho các doanh nghiệp thêm ổn định.
Nhân Văn ( tổng hợp)