Tin mới

Nhiễm khuẩn âm đạo: 'Hơn 80% phải điều trị kháng sinh trên 2 lần'

Thứ bảy, 28/09/2024, 21:47 (GMT+7)

Khi nhiễm khuẩn âm đạo, có hơn 80% phụ nữ phải điều trị lặp lại kháng sinh trên hai lần. Việc dùng kháng sinh lặp lại nhiều lần làm tăng tình trạng kháng kháng sinh và có nguy cơ gây ra rối loạn môi trường âm đạo. 

Nội dung này được Bác sĩ Nguyễn Bá Mỹ Nhi, Giám đốc Trung tâm sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh chia sẻ tại hội thảo khoa học “Vai trò và tầm quan trọng của việc bổ sung lợi khuẩn trong cuộc sống hiện đại” do Hội dược học TPHCM kết hợp với Optibac tổ chức vào ngày 16-12. 

Theo Bác sĩ Nhi, nhiễm khuẩn âm đạo là một bệnh lý thường gặp trong viêm nhiễm phụ khoa ở phụ nữ. Người mắc tình trạng nhiễm khuẩn âm đạo thường xuất hiện những triệu chứng như ngứa rát, chảy dịch âm đạo nhiều, màu xám, có bọt, mùi tanh hôi khó chịu (mùi cá tanh), nhất là sau khi giao hợp hoặc hành kinh, đau bụng, đau lưng, tiểu buốt, pH dưới 4.5…Nhiễm khuẩn âm đạo thường do nhóm vi khuẩn hiếu khí, kỵ khí, vi khuẩn Gardenerlla vaginalis, Mobiluncus, Bacteroides, Prevotella, Mycoplasma…). 

Bác sĩ Nguyễn Bá Mỹ Nhi trình bày tham luận tại hội thảo. Nguồn ảnh: Optibac
Bác sĩ Nguyễn Bá Mỹ Nhi trình bày tham luận tại hội thảo. Nguồn ảnh: Optibac

Nói về sai lầm khi vệ sinh âm đạo, Bác sĩ Nhi cho biết, một số phụ nữ nghĩ rằng phải đổ thuốc rửa phụ khoa vào trong âm đạo, thì mới giúp làm sạch sẽ vị trí nhiễm khuẩn. Điều này là hoàn toàn sai lầm bởi có thể làm chết những lợi khuẩn trong âm đạo, từ đó gây ra nguy cơ nhiễm khuẩn âm đạo rất nhanh. 

Ngoài ra, một số người còn nghĩ rằng “thuốc rửa âm đạo tốt nên có thể rửa nhiều lần/mỗi ngày để hạn chế nhiễm khuẩn âm đạo”. Việc làm này đang triệt tiêu hết vi khuẩn có lợi trong âm đạo. Do đó, trước khi sử dụng thuốc rửa phụ khoa, cần có chỉ định của bác sĩ; đồng thời cần chú ý đến thời gian thụt rửa âm đạo là mỗi ngày/lần hay mỗi tuần/1-2 lần.  

Bác sĩ Nhi cho biết thêm, bệnh nhiễm khuẩn âm đạo có nguy cơ tái nhiễm nhiều lần, không phải điều trị một lần là có thể khỏi dứt điểm. Tuy nhiên, có hơn 80% bệnh nhân điều trị đều cần sử dụng lặp lại kháng sinh trên hai lần dẫn đến nguy cơ tăng đề kháng kháng sinh; đồng thời còn có nguy cơ gây ra rối loạn môi trường âm đạo và hệ vi sinh của âm đạo… Bên cạnh đó, điều trị kháng sinh còn làm tăng tác dụng phụ (về tiêu hoá), tăng gánh nặng chi phí điều trị, thậm chí kéo dài thời gian điều trị bởi phải điều trị lặp đi lặp lại từ năm này qua năm khác… chưa kể đến việc tái nhiễm gây bất tiện về sức khỏe cũng như tâm lý của phụ nữ.

“Tỷ lệ tái phát nhiễm khuẩn âm đạo rất cao. Cụ thể, sau khi điều trị ba tháng, 25% bệnh nhân tái nhiễm khuẩn âm đạo. Sau điều trị 12 tháng, người bệnh tái nhiễm là 58%. Vì vậy, sau khi điều trị nhiễm khuẩn âm đạo, bệnh nhân cần thực hiện một số biện pháp để phòng ngừa tái nhiễm”, Bác sĩ Nhi chia sẻ. 

Bác sĩ Nguyễn Bá Mỹ Nhi giải đáp thắc mắc của khách tham dự sự kiện. Nguồn: Optibac
Bác sĩ Nguyễn Bá Mỹ Nhi giải đáp thắc mắc của khách tham dự sự kiện. Nguồn: Optibac

Để ngăn ngừa tái phát và khôi phục nhanh hệ vi sinh âm đạo, Bác sĩ Nhi cho rằng bệnh nhân cần duy trì hệ sinh thái vi sinh âm đạo khoẻ mạnh, pH ở mức từ 3.8 đến 4.5. Do đó, lợi khuẩn (Probiotics) đóng một vô cùng quan trọng. Bệnh nhân có thể phối hợp điều trị bằng cách cung cấp Estrogen, Postbiotic bổ sung Acid latic để cân bằng pH sinh lý, đặc biệt là Probiotic bổ sung Lactobacilli…

Theo FAO (Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực - Food and Agriculture Organization), Probiotics là vi sinh vật sống khi được cung cấp vào cơ thể đầy đủ, sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ cho người sử dụng. Dựa trên quan điểm này, lợi khuẩn tạo ra hệ vi sinh âm đạo khoẻ mạnh và triệt tiêu nhiễm khuẩn âm đạo. Dù đặt đường âm đạo hay đưa vào bằng đường uống thì lợi khuẩn đều đưa vào trong cơ thể, giúp cho sức khoẻ của phụ nữ, đặc biệt là vùng sinh dục được khoẻ mạnh.

Ngoài ra, Probiotics cũng có tác dụng ngăn ngừa một số bệnh ở phụ nữ mang thai; có vai trò điều hoà hệ vi khuẩn đường ruột và âm đạo, thúc đẩy hoạt động chuyển hoá có lợi. Trong thai kỳ, nếu nhiễm khuẩn âm đạo, phụ nữ có nguy cơ cao xảy ra tình trạng vỡ ối non, sinh non, trẻ nhẹ cân, viêm màng ối, sảy thai tự nhiên…

Theo TS - BS Vũ Thuỳ Dương, chuyên khoa nhi - dinh dưỡng, tốt nghiệp tiến sĩ Đại học Oxford (Vương quốc Anh), không chỉ hỗ trợ tốt cho phụ nữ, Probiotics còn có tác dụng trong hỗ trợ điều trị tiêu chảy, táo bón, nhiễm trùng huyết ở trẻ nhỏ, căng thẳng, rối loạn lo âu, trầm cảm, viêm nha chu, mụn hoặc một số bệnh lý liên quan đến dị ứng như viêm mũi dị ứng, hen suyễn, viêm da cơ địa… 

Hội thảo do Optibac phối hợp cùng Hội Dược Học thành phố Hồ Chí Minh. Nguồn ảnh: Optibac
Hội thảo do Optibac phối hợp cùng Hội Dược Học thành phố Hồ Chí Minh. Nguồn ảnh: Optibac

Tuy nhiên, khi mua Probiotics, người dân cần chú ý thông tin sản phẩm rõ ràng như tên chủng, quy cách đóng gói, liều lượng sử dụng, điều kiện bảo quản, thông tin công ty. Đặc biệt, trước khi sử dụng, mọi người cần hiểu rõ tác dụng như điều trị hay phòng ngừa bệnh, mức độ an toàn của sản phẩm. 

Optibac – Thương hiệu men vi sinh được tin tưởng và khuyên dùng tại Vương quốc Anh, có các dòng sản phẩm lợi khuẩn đặc hiệu tăng cường sức khoẻ đường ruột và miễn dịch ở trẻ em, người lớn, cũng như sức khoẻ âm đạo phụ nữ. 

Bên cạnh đó, Optibac có thêm hai dòng lợi khuẩn đặc hiệu cho phụ nữ là lợi khuẩn phụ khoa Optibac For Women (dành cho phụ nữ) với 2,5 tỷ lợi khuẩn Lactobacilli; Optibac Pregnancy (phụ nữ mang thai và cho con bú) với 12 tỷ lợi khuẩn Lactobacillus và Bifidobacterium. 

Thông tin tham khảo tại: https://www.optibacprobiotics.com/vn

*  Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news