Chiến tranh thế giới 3 – một cuộc xung đột còn tồi tệ hơn cả IS, dịch Ebola hay Ukraine. Liệu đâu có thể là nơi nó diễn ra?
Có vẻ như thế giới đang thực sự bị nướng trên lửa. Xung đột thỉnh thoảng diễn ra tại Ukraine, những căng thẳng xuyên suốt khu vực châu Á-Thái Bình Dương, dịch Ebola đang nổi cơn thịnh nộ, IS tiếp tục các cuộc chiến tranh đẫm máu khắp Syria, Iraq liên miên. Nhưng, rất có thể còn có một cuộc xung đột tồi tệ hơn sắp xảy ra?
Dưới đây là 5 địa điểm mà chiến tranh Thế giới thứ 3 có thể nổ ra bất cứ khi nào.
Triều Tiên với thế giới
Những tin tức ra khỏi Bình Nhưỡng trong vài tuần qua đều cho thấy Kim Jong-un đang cảm thấy không khỏe. Điều đó nhắc nhở mọi người rằng Đông Bắc Á vẫn còn được gắn mác cực đoan.
Các cuộc đàm phán hiện nay giữa Triều Tiên và Nhật Bản về vấn đề bắt cóc kéo dài từ lâu chỉ là một biến thể tội ác đặc biệt của nơi này. Bình Nhưỡng đang cố gắng tận dụng tầm quan trọng chính trị của các con tin Nhật Bản vào thời điểm mà cả 2 bên đều thiếu đồng minh tại Đông Bắc Á.
Thêm vào đó, Triều Tiên đang phát triển chương trình vũ khí hạt nhân và hệ thống di động để cung cấp các đầu đạn nguyên tử. Hàn Quốc thì đang xây dựng hệ thống phòng ngự “kill chain” với tham vọng sẽ hạ gục vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng trước khi chúng được rời khỏi mặt đất. Còn Trung Quốc dường như đã mất kiên nhất và đặc biệt quan trọng hơn, ảnh hưởng tại Triều Tiên kể từ khi Jang Song Thaek, chú rể Kim Jong-un bị lật đổ và hành quyết khiến tình hình bán đảo trở nên khó dự đoán.
Nếu Kim Jong-un chết hoặc không còn nắm quyền thì chiến tranh có thể nổ ra bất cứ lúc nào.
Trung Quốc với Ấn Độ (hoặc Pakistan)
Cuộc đối đầu biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc là minh chứng cụ thể nhất cho mối quan hệ không lấy gì làm ngọt ngào giữa 2 nước láng giềng khổng lồ. Sự xuất hiện của tàu ngầm Type 039 của hải quân Trung Quốc ở Sri Lanka là dấu hiệu cho thấy chiến lược ưu tiên của Bắc Kinh và Delhi là xung đột.
Khác với lịch sử đẫm máu trước đó, không có lý do gì để 2 nước đi tới chiến tranh. Trung Quốc còn đạt được một số thỏa thuận về đường biên với nước láng giềng – đường Kiểm soát thực tế (LAC) là khu vực tranh chấp duy nhất còn tồn tại – và trên thực tế, Ấn Độ có vị trí chiến lược cũng như sức mạnh quân sự để phát huy uy quyền tại khu vực Ấn Độ Dương (IOR).
Tuy nhiên, tình bạn lúc nắng lúc mưa của Bắc Kinh với Pakistan và những động thái tiến vào Ấn Độ Dương đã đe dọa đến quyền bá chủ khu vực của Ấn Độ. Trong khi Chính sách “Hướng đông” của Ấn Độ lại không hoan nghênh Trung Quốc bởi đồng minh của nước này là Việt Nam và Nhật Bản. Đây là loại chiến lược cạnh tranh – cùng với những quyết định sai lầm tại các điểm nóng như Ladakh và Kashmir – có thể dẫn tới sự leo thang khi mà chỉ cần một bên tiến lên.
Trung Đông
Tình hình đang diễn ra ở Trung Đông – cho dù là Nhà nước Hồi giáo, Iraq, Gaza, Syria, Iran, Israel, Lebanon hay bụi phóng xạ từ mùa xuân Ả Rập đều rất phức tạp, khó hiểu, kinh khủng và không thể vượt qua. Và nếu chỉ có những gì chúng ta nói cũng không dẫn tới Chiến tranh Thế giới 3.
Để chiến tranh nổ ra, thế cân bằng hạt nhân trong khu vực phải không đồng đều. Một cách rõ ràng mà điều này có thể xảy ra: Iran bị ném bom và đáp trả lại, Israel sử dụng vũ khí hạt nhân của mình.
Còn một khả năng khác đáng xem xét kỹ hơn đó là liệu Ả Rập Saudi có nâng cấp tên lửa DF-3 của mình lên thành DF-21 hoặc chí ít là thành DF-3 mang đầu đạn hạt nhân. Và liệu những tên lửa này sẽ nhắm tới Iran hay Israel?
Còn có các khả năng khác như Triều Tiên giúp đỡ chế độ Assad, IS chiếm được một kho dự chữ nguyên liệu và có khả năng biến chúng thành vũ khí.
Nga với NATO
Trước khi chiến dịch không kích chống IS chiếm toàn bộ các mặt báo thì câu chuyện lớn nhất trong năm nay chính xác là những gì đang xảy ra ở đông Ukraine. Bắn hạ một chiếc máy bay chở khác, những hành vi xâm phạm biên giới của quân đội Nga và sự sáp nhập của Crimea buộc phương Tây phải đánh giá lại mối quan hệ với nước Nga của ông Putin.
Tốc độ và sự thông minh trong các chiến dịch dự báo của Nga đã khiến NATO và các tổ chức đa phương khác như EU bị đe dọa, phản ứng chậm hơn.
Để công bằng với NATO, liên minh đã nhận thức được điều này và có một số nỗ lực để củng cố vị trí của mình ở Đông Âu. Tại hội nghị thượng đỉnh Wales vào tháng 9, NATO bắt đầu vạch ra các chi tiết cho kế hoạch Hành động Sẵn sàng. Kế hoạch này bao gồm các lực lượng phản ứng nhanh, nguồn cung cấp và trang thiết bị được chuẩn bị triển khai dọc biên giới phía đông của mình.
NATO cũng cần phải giành chiến thắng trên mặt trận thông tin, điều mà ông Putin đang quản lý rất chuyên nghiệp như bất cứ cuộc đối đầu nào trên mặt đất.
Gạt những cân nhắc chiến thuật sang một bên, trọng tâm của vấn đề là việc NATO di chuyển sang phía đông và Nga cực lực phản đối điều này. Moscow khẳng định họ có quyền “bảo vệ” những người thiểu số nói tiếng Nga tại các nước khác. Và NATO sẽ phản ứng nếu các quốc gia vùng Baltic hay Ba Lan bị đe dọa.
Trung Quốc với Mỹ (thông qua Đài Loan, Nhật hay Biển Đông)
Cuối cùng và chắc chắn cũng không kém, đây là cuộc xung đột tiềm ẩn lớn nhất trên thế giới. Mối họa của “Cạm bẫy Thucydides” – của một cường quốc đang trỗi dậy và một cường quốc ưu việt hơn hẳn cuối cùng sẽ dẫn tới chiến tranh – và đây là điểm đáng chú ý trong mối quan hệ Trung-Mỹ những năm gần đây.
Một số nhà phân tích cho rằng các phân tích của Thucydides (sử gia Hy Lạp, cha đẻ của khoa học lịch sử và trường phái chính trị thực dụng, coi quan hệ giữa các quốc gia chỉ dựa trên sức mạnh chứ không phải công lý) về mối quan hệ giữa Sparta – Athens cũng tồi tệ tương tự như mối quan hệ Trung-Mỹ. Tuy nhiên, không thể phủ nhận sự trỗi dậy mạnh mẽ và xây dựng quân sự của Trung Quốc đã thay đổi cán cân quyền lực và ảnh hưởng nguy hiểm tới những điểm nóng ở Đông Bắc Á.
3 điểm nóng nguy hiểm nhất: Biển Đông, Nhật Bản, Đài Loan hay Triều Tiên đều có thể châm ngòi cho một cuộc xung đột. Theo quan điểm của tác giả, nguy hiểm nhất là những tranh chấp lãnh thổ hàng hải. Những vùng biển, vùng lãnh thổ gần Trung Quốc mà Bắc Kinh đã đòi chủ quyền và có thể tranh cãi nếu việc thay đổi trạng thái chống lại lợi ích của họ
Cuộc xung đột tiềm ẩn đầu tiên là Nhật Bản – Trung Quốc tại quần đảo Senkaku/Điếu Nga. Khu vực này được các hiệp ước phòng thủ Mỹ-Nhật bản vệ.
Điểm nóng tiềm ẩn thứ hai là Biển Đông. Tại đây, Philippines, một đồng minh khác của Mỹ, đang ngày càng lo lắng khi Trung Quốc ngang nhiên xây dựng tại quần đảo Trường Sa. Mỹ đã kín đáo trong việc giúp đỡ Manila hơn so với việc nhảy xổ vào bảo vệ Nhật Bản. Nhưng cả 2 khu vực đều được Trung Quốc coi là “lợi ích cốt lõi”: nghĩa là Bắc Kinh sẽ chiến đấu tới cùng để bảo vệ chúng.
Tuy nhiên, có lẽ “lợi ích cốt lõi” lớn nhất chưa được giải quyết chính là Đài Loan. Ian Easton đến từ Viện Dự án 2049 gần đây khẳng định rằng “trái với các báo cáo, Đài Loan có khả năng chống lại ưu thế không lực vượt trội của Trung Quốc và có thể duy trì khả năng này trong tương lai”.
Nhưng vấn đề thực sự ở đây chính là phản ứng của Mỹ. Việc Washington “bỏ rơi” Đài Loan sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho danh tiếng của Mỹ.
Bảo Linh/Người đưa tin (tin tức nationalinterest)