Công chức, viên chức không cần bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học
Nội dung này trong Nghị định 89/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức sẽ chính thức có hiệu lực từ 10/12/2021.
Theo đó, nội dung bồi dưỡng công chức, viên chức sẽ bao gồm: Lý luận chính trị; Kiến thức quốc phòng và an ninh; Kiến thức kỹ năng quản lý nhà nước...
So với quy định hiện hành, Nghị định 101/2017/NĐ-CP không còn bồi dưỡng tiếng dân tộc, tin học và ngoại ngữ.
Nghị định 89/2021/NĐ-CP sẽ là cơ sở để các bộ quản lý ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức, chuyên ngành thực hiện rà soát và sửa đổi và bổ sung các thông tư quy định về tiêu chuẩn ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức được quản lý.
Chuyển đổi từ thẻ ATM sang thẻ chip
Nội dung mới này được quy định tại Khoản 2 Điều 27a Thông tư 19/2016/TT-NHNN được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 22/2020/TT-NHNN.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu đến ngày 31/12/2021, 100% ATM và thiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán đang hoạt động tại Việt Nam tuân thủ Tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa.
Cũng theo thông tư này, các ngân hàng dừng phát hành thẻ ATM mà chỉ phát hành dạng thẻ chip nội địa.
Từ ngày 31/12/2021, 100% thẻ ATM đang hoạt động tại Việt Nam phải là dạng thẻ chip, thay thế các loại thẻ từ trước đây.
Quy định mới về cá nhân vận động từ thiện
Nghị định 93 có hiệu lực từ ngày 11/12/2021 quy định người đủ từ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ nếu có thể vận động quyên góp Từ thiện.
Tuy nhiên, khi vận động cần thông báo với UBND cấp xã nơi cư trú và công khai trên phương tiện thông tin truyền thông về mục đích, phạm vi, phương thức và hình thức vận động, tài khoản tiếp nhận, địa điểm tiếp nhận và thời gian phân phối.
Điều quan trọng nhất: Các cá nhân phải mở tài khoản riêng tại ngân hàng thương mại theo từng cuộc vận động để tiếp nhận, quản lý toàn bộ tiền đóng góp tự nguyện.
Đồng thời phải có biên nhận các khoản quyên góp nếu như các nhà hảo tâm có yêu cầu. Sau khi kết thúc thời gian tiếp nhận không được phép nhận thêm tiền ủng hộ.
Hạn cuối giảm 50% lệ phí làm Căn cước công dân gắn chip
Người dân đi làm Căn cước công dân sẽ giảm 50% lệ phí đến hết ngày 31/12/2021. Đây là nội dung trong thông tư 47/2021/TT-BTC.
Theo đó, nếu như chuyển từ CMND sang CCCD mức lệ phí là 15.000 đồng; đổi thẻ Căn cước công dân, lệ phí là 25.000 đồng và cấp lại thẻ Căn cước công dân, lệ phí là 35.000 đồng.
Sau ngày 31/12/2021, mức lệ phí sẽ tăng lên gấp đôi.
Bộ Tài Chính cũng cho biết sẽ giảm nhiều loại phí khác nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong đại dịch Covid-19.
Cụ thể: Giảm 10% phí hải quan; 20% phí đăng ký giao dịch bảo đảm; 20% phí cấp hộ chiếu, 10% phí sử dụng đường bộ với xe tải chở hàng hóa và 30% đối với xe khác...
Giảm 50% phí trước bạ với ô tô lắp ráp trong nước
Trong Nghị định 103/2021 đã quy định mức thu lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất lắp ráp trong nước nêu rõ từ ngày 1/12 năm nay đến 31/5 năm sau, mức lệ phí trước bạ nộp lần đầu với ô tô, rơ moóc... được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự sản xuất, lắp ráp trong nước được giảm 50%.
Việc giảm nửa phí trước bạ không giúp giảm giá xe nhưng sẽ kích cầu thị trường xe trong nước.
Để lăn bánh một mẫu ô tô mới, người mua cần thêm nhiều khoản phí khác nhiều tiền mua xe như phí trước bạ, phí đăng kiểm, phí bảo trì đường bộ...
Mức lệ phí trước bạ xe con hiện được tính theo tỷ lệ phần trăm từng loại xe và từng địa phương đăng ký.
Ví dụ như: Mức phí trước bạ lần đầu với ô tô con tại Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng... là 12% giá trị xe; TP HCM 10%, Hà Tĩnh 11%...
Đối với xe bán tải, phí trước bạ bằng 60% mức thu phí lần đầu với xe con, lần thứ 2, mức thu lệ phí trước bạ là 2% và được áp dụng thống nhất trên toàn quốc.