5 nền kinh tế lớn nhất hiện nay - Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Đức - sẽ vẫn duy trì vị trí của mình từ nay đến năm 2030 hay sẽ có sự xáo trộn?
Trung Quốc đã vượt mặt Mỹ về sức mua tương đương Tổng sản phẩm Quốc nội (PPP GDP) - phương pháp đo sức mua tương đương của một nước thông qua một sản phẩm xuyên suốt. Cứ cho là như vậy, đây chỉ là sự đo lường của cải và Trung Quốc vẫn còn nghèo. Bằng các biện pháp khác, chẳng hạn như current dollars GDP (giá trị hiện hành của đồng tiền), Mỹ vẫn là nền kinh tế lớn nhất thế giới và có khả năng, nền kinh tế Mỹ vẫn sẽ tiếp tục thống trị.
Mỹ có một vài lợi thế để duy trì vị trí cường quốc kinh tế. Không như Trung Quốc, Mỹ đã xoay từ sản xuất sang dịch vụ, do đó, họ đã giảm phụ thuộc vào xuất khẩu để tăng trưởng. Và khả năng nứt vỡ thủy lực đã làm giảm sự phụ thuộc của Mỹ vào thị trường năng lượng toàn cầu cũng như sự ổn định tại Trung Đông - điều mà không tồn tại một thập kỷ trước.
Vị trí 5 cường quốc kinh tế hàng đầu năm 2030 có bị xáo trộn? Ảnh minh họa: Wikimedia Commons |
Về phần mình, Trung Quốc chắc chẵn sẽ vẫn là nền kinh tế nằm trong top 5 nhưng họ sẽ không thể vượt Mỹ về GDP bình quân đầu người. Hai cơn gió ngược để Trung Quốc duy trì vị thế là: sự cần thiết cải cách hệ thống ngân hàng và hướng tới xã hội vì người tiêu dùng hơn. Cả 2 đều không dễ giải quyết.
Hệ thống ngân hàng Trung Quốc đang phải trĩu vai với các khoản nợ xấu. Không ai biết được mức độ của vấn đề này ra làm sao bởi các tổ chức này không minh bạch. Nhưng có sự nghi ngờ ở đây là: sự cần thiết để tái vốn hóa và xóa các bản cân đối chi tiêu sắp xảy ra một cách mạnh mẽ. Tìm cách giải quyết và cuối cùng là giải quyết, vấn đề này sẽ tiêu thụ những tài nguyên mà lẽ ra sẽ được sử dụng tốt hơn để chuyển nền kinh tế từ xây dựng hạ tầng sang đầu tư cho dịch vụ.
Đến năm 2030, Trung Quốc có thể có được vị trí tương tự như Nhật Bản hiện nay - một nền kinh tế toàn cầu quan trọng, không tiến nhanh nhưng lại già đi nhanh chóng. Không như Nhật Bản, Trung Quốc sẽ phải tạm dừng tăng trưởng của mình lại, khi ấy, trong hoàn cảnh tốt nhất, họ sẽ là quốc gia có thu nhập trung bình.
Cái gọi là "bẫy thu nhập trung bình" là không hề khoan nhượng nhưng nó không có nghĩa là thu nhập trung bình bị giảm. Thật hiếm có quốc gia nào rút lui, không có chuyện Trung Quốc hay là Mỹ ra khỏi top 5. Do đó, cuộc chiến trong top 5 sẽ là cuộc tranh giành từ vị trí thứ 3 đến thứ 5, vị trí hiện do Ấn Độ, Nhật Bản và Đức nắm giữ. Câu hỏi được đặt ra ở đây là ai sẽ bị loại khỏi vị trí này, ai sẽ thay thế họ.
Sử dụng số liệu PPP GDP của Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF, Mỹ và Trung Quốc có nền kinh tế lớn gấp đôi so với nền kinh tế đứng thứ 3 - Ấn Độ. Tuy nhiên, điều này sẽ làm thay đổi số phận của Ấn Độ.
Ấn Độ có rất nhiều "cơn gió xuôi". Nhưng họ cũng có những cơn gió ngược, đó là: khả năng quản lý và, không giống phần còn lại của thế giới, Ấn Độ là một quốc gia tương đối trẻ. Họ cũng có một cơn gió xuôi nữa là nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết để trở thành một nền kinh tế thế kỷ 21. Và, theo IMF, nợ GDP của chính phủ Ấn Độ chưa tới 70% - điều này vốn là thứ cản trở tăng trưởng của nhiều nước khác. Nó đồng nghĩa với việc Ấn Độ tạo cơ hội cho các Chính sách tài chính để khuyến khích tăng trưởng.
Tuy nhiên, không phải tất cả mọi thứ về Ấn Độ ở thời điểm này đều chính xác. Nhóm Ngân hàng Thế giới đã xếp nước này ở vị trí 130 trong bảng xếp hạng "Doing Business". Nhưng đây cũng là điều dễ đạt được đối với Ấn Độ. Giải quyết nó sẽ thúc đẩy tăng trưởng. Ấn Độ là một nền kinh tế lớn, chỉ cần "chỉnh sửa" đơn giản để tiếp tục tăng trưởng.
Trong khi đó, Nhật Bản và Đức lại ở sau và mong manh hơn. Nga, Brazil và Indonesia đang nối gót họ và có khả năng thay thế họ. Mexico cũng ở cách họ không quá xa.
Nhật Bản là nền kinh tế gần như dễ bị tổn thương. Dân số của họ đang già đi, chính phủ nợ nần chồng chất và các chính sách tiền tệ liên tục được nới lỏng trong hơn 2 thập kỷ. Nhưng ngay cả khi không rơi vào hoàn cảnh trì trệ, Nhật Bản cũng không thể bị thay thế trong vị trí top 5 nền kinh tế.
Đối với Đức, yếu tố quyết định xem ai ra khỏi top 5 sẽ là mức độ hội nhập kinh tế trong Liên minh châu Âu (liệu nước đó có được coi là có nền kinh tế của riêng mình không) hoặc nền kinh tế đó sẽ yếu đi hay tan rã. Dường như không giống Mỹ, EU có lẽ vẫn sẽ vây quanh không ở dạng này thì ở dạng khác. Và nền kinh tế Đức vẫn sẽ là một lực lượng thống trị. Tuy nhiên, EU không đủ hợp nhất, kể cả tới năm 2030, để được coi là một thực thể kinh tế. Thay vào đó, EU sẽ tiếp tục là sự trộn lẫn giữa các quốc gia trong sự sắp xếp kinh tế tương tự như NAFTA, giám sát lẫn nhau nhiều hơn.
Và điều này khiến Đức có nguy cơ bị vượt mặt. Với mức tăng trưởng nhỉnh hơn 2% mỗi năm, sẽ rất khó để Đức chống đỡ lại những nền kinh tế đang nhanh chóng bắt kịp nó. Một vấn đề nữa đối với Đức là duy trì số dư tài khoản vãng lai với phần còn lại của châu Âu theo thời gian. Không có số dư tài khoản vãng lai, Đức sẽ buộc phải trải qua sự tái cân bằng nền kinh tế của mình một cách đau đớn.
Indonesia có khả năng sẽ vượt qua cả Nga và Brazil và có thể sẽ tiến sát Đức vào năm 2030. Tương tự như Ấn Độ, Indonesia có những nhân tố có lợi như dân số trẻ (tuổi trung bình khoảng 28) và vị trí địa lý thuận lợi, nằm giữa Trung Quốc, Australia và Ấn Độ - điều này cho phép họ hưởng được lợi ích từ sự tăng trưởng của cả 3 nước này hoặc hướng tới 1 trong 3. Thậm chí ngay cả khi Trung Quốc tăng trưởng chậm lại, Indonesia vẫn được dự đoán là không giảm sự tăng trưởng đáng kể, theo IMF.
Mexico hiện đang là nền kinh tế lớn thứ 11 thế giới và họ có thể tạo ra bất ngờ. Một phần nằm gần thị trường Mỹ, một phần được hưởng lợi từ thỏa thuận thương mại với nước láng giềng phương bắc, Mexico là nền kinh tế đáng trông đợi. Như vậy, hiện họ chỉ đứng sau Nga và Brazil. Nhưng họ có nhiều lợi thế hơn thông qua NAFTA và có thể là thỏa thuận Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP. Nga hiện đang bị cô lập, Brazil bị sa lầy trong mới hỗn độn kinh tế và chính trị, tất cả đều dựa vào hàng hóa để tăng trưởng.
Vì vậy, Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ sẽ không bị thể bị truất ngôi. Và, mặc dù bị mắt kịp bởi những nền kinh tế tăng trưởng nhanh như Indoneisa và Mexico, Nhật Bản có thể vẫn nằm trong top 5 nhưng Đức thì không. Indonesia, có lẽ cả Mexico sẽ vượt Đức vào năm 2030.
Các nền kinh tế lớn sẽ ít chứng kiến sóng gió nhưng những nền kinh tế nhỏ hơn sẽ có nhiều biến động. Hàng hóa xuống giá sẽ khiến nhiều nền kinh tế trước đây tăng trưởng nhanh chơi trò đuổi bắt trong thập kỷ tới trong khi các đối thủ được hưởng lợi. Điều này có nghĩa là 4 trong số 5 nền kinh tế hàng đầu sẽ nằm ở châu Á - điều đáng được suy xét.
Bảo Linh (National Interest)