Đây là năm thứ hai liên tiếp ngành xuất khẩu vũ khí của Nga đăng ký báo giá cao hơn. Dưới đây là những loại vũ khí phổ biến đang được đòi hỏi ở khắp nơi trên thế giới.
Tờ Russia Beyond The Headlines đưa tin ngành công nghiệp vũ khí của Nga đã chứng kiến sự gia tăng doanh số bán hàng mạnh mẽ trong vài năm qua. Mặc dù tình hình kinh tế khó khăn, doanh số bán hàng vẫn tiếp tục xu hướng tăng trong năm 2014. Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), số lượng các công ty Nga lọt Top 100 đã tăng từ 9 lên 11, chiếm 10,2% tổng số Top 100 công ty bán vũ khí hàng đầu năm 2014.
"Các công ty Nga đang cưỡi sóng trong việc tăng chi tiêu và xuất khẩu mặt hàng quân sự quốc gia. Hiện nay có 11 công ty Nga lọt Top 100 và tổng tăng trưởng Doanh thu của họ từ 2013-2014 là 48,4%", Nhà nghiên cứu cấp cao của SIPRI Siemon Wezeman nói.
Công ty có mức tăng trưởng đáng kể nhất trong lĩnh vực xuất khẩu vũ khí là Uralvagonzavod (nhà sản xuất tăng T-90 và T-72) có mức tăng trưởng 72% doanh số bán vũ khí. Almaz-Antey (nhà sản xuất hệ thống tên lửa phòng không S-400 trứ danh) có mức tăng trưởng doanh số bán vũ khí gần 23% và giữ vị trí thứ 11.
Mặt khác, doanh số bán vũ khí của các công ty Mỹ đã giảm 4,1% từ năm 2013 đến 2014, tương tự như tỷ lệ suy giảm trong năm 2012-2013. Tuy nhiên, các công ty vũ khí của Mỹ như Lockheed-Martin tiếp tục thống trị Top 100 với 54,4% thị phần toàn thế giới.
Cú thúc lớn vào thị trường mới và cũ
Nga không chỉ lấy lại mảnh đất đã mất ở những thị trường cũ mà còn đang vươn tới những thị trường mới. Ví dụ, các nhà sản xuất vũ khí của Nga đang được Iraq mở rộng tay chào đón. Iraq từng là khách hàng số 1 của vũ khí Nga. Sau một thời gian bị gián đoạn, Trung Quốc cũng đã trở lại với những vũ khí rất đắt của Moscow. Ấn Độ, mặc dù có nhiều nguồn vũ khí nhưng vẫn tiếp tục là khách hàng lớn với danh sách mua sắm dài dằng dặc của Nga.
Dưới đây là 5 nền tảng vũ khí đang "dẫn lái" cho ngành xuất khẩu quốc phòng của Nga.
Các tàu ngầm lớp kilo
Tàu ngầm lớp Kilo rất hấp dẫn các khách hàng nước ngoài. Ảnh: RBTH |
Các tàu Kilo điện - diesel nằm trong số những tàu ngầm thông thường yên tĩnh nhất, phục vụ được ở bất cứ nơi đâu và có khả năng được trang bị những vũ khí tối tân trong đó có tên lửa hành trình tấn công mặt đất và tên lửa chống tàu.
Theo David Isenberg đến từ tạp chí Asia Times, những khả năng độc đáo và vũ khí mạnh mẽ của "tàu ngầm Nga" là 2 điều hấp dẫn lớn đối với các khách hàng nước ngoài. Đối với mô hình chiến đấu dưới nước, các tàu ngầm lớp Kilo của Nga luôn giành chiến thắng trước các đối thủ như tàu ngầm Đức, Pháp và Hà Lan".
Trong cuộc tập trận hồi tháng 10/2015, tàu ngầm tấn công lớp Kilo của Hải quân Ấn Độ đã "đánh chìm" một tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Los Angeles của Hải quân Mỹ.
Cũng như Ấn Độ, tàu Kilo được các khách hàng khác là Indonesia, Việt Nam và Trung Quốc yêu cầu. Một quốc gia ngoại vi khác có thể mua được tàu ngầm điện - diesel của NGa là Bangladesh. Ban đầu, nước này muốn mua tàu ngầm Trung Quốc, nhưng Ấn Độ - một nước đang có 10 tàu Kilo - đã thuyết phục Dhaka mua tàu của Nga để thay thế. Tờ Defense Radar đưa tin Bangladesh đã đề nghị mua 2 tàu ngầm của Nga.
Tên lửa S-300 Favorite
Tên lửa S-300. Ảnh: ausairpower |
S-300 Favorite là tổ hợp tên lửa đát đối không tầm xa, có thể bắn hạ máy bay, tên lửa và máy bay không người lái. Do Almaz-Antey thiết kế, nó có khả năng nhắm tới 6 máy bay cùng lúc với 12 tên lửa cho mỗi mục tiêu, tạo ra một vùng cấm bay hiệu quả đối với máy bay địch trong bán kính 300 km.
Iran đã được bố trí để trở thành khách hàng mới nhất cho loại vũ khí đáng sợ này. Sau nhiều năm lưỡng lự, Moscow cuối cùng đã hủy việc bán vũ khí này. Một mạng lưới S-300 kết hợp với các tên lửa phòng không tầm ngắn và các máy bay đánh chặn sẽ khiến việc Mỹ hay Israel xâm nhập vào không phận Iran phải trả giá đắt.
Bày tỏ sự thất vọng sau khi Moscow hủy việc bán hàng sau các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc với Iran, Tehran đe dọa sẽ kiện Nga vì vi phạm hợp đồng. Nhìn lại mới thấy đây là động thái khôn ngoan của Nga bởi giờ đây, họ có thể cung cấp một cách hợp pháp số lượng S-300 theo ý muốn của Iran.
Từ năm 1995-2005, hơn 70% mặt hàng vũ khí nhập khẩu của Iran đến từ Nga, theo SIPRI. Mặc dù Iran nhập khẩu vũ khí của Nga ít hơn cả Trung Quốc lẫn Ấn Độ trong thời gian này nhưng họ vẫn là khách hàng lớn thứ 3 của Moscow. Với những mối quan hệ được đổi mới, S-300 được mong đợi là dấu hiệu cho thấy dòng chảy vũ khí khổng lồ từ Nga chảy vào Iran.
Iraq, Libya, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã bày tỏ sự quan tâm đối với hệ thống phòng thủ tên lửa này.
Còn nữa
Bảo Linh (theo RBTH)