Sau 15 năm, để gây dựng lại Afghanistan đang trong giai đoạn hỗn loạn, Mỹ đã tiêu tốn hàng tỷ đô la và hàng ngàn sinh mệnh trong công cuộc tái thiết đất nước.
Trong đánh giá của mình, John F.Sopko đã có những nghi ngờ. Một bức tranh ảm đạm với một nền an ninh thiếu vững trãi, những con đường đầy rẫy nguy hiểm khi phải di chuyển bằng trực thăng đến sân bay hơn là lái xe, đã được vẽ ra. Những hợp đồng có thể bị làm giả, những tòa nhà sụp đổ chỉ sau vài tháng dường như là những điều phổ biến ở đất nước này.
Hơn 700 trường học bị đóng cửa bởi những cuộc nổi loạn diễn ra khắp nơi. Hối lộ, rửa tiền và các hình thức tham nhũng khác tiếp tục làm ngân sách hao hụt. Ít nhất 7 tỷ đô la đã được sử dụng trong cuộc chiến chống ma túy vẫn “giúp” tạo ra 3,3 nghìn tấn thuốc phiện – bằng với con số của năm 2000.
Trong bài phát biểu tại Harvard, Sopko lên tiếng “15 năm cho một công việc không thể hoàn thành, chúng ta phải tự hỏi “Điều gì đã xảy ra vậy?”. Dường như những nỗ lực trrong công cuộc tái thiết Afghanistan không mang lại hiệu quả”.
Sopko, một nhân vật có nền tảng về luật pháp quốc tế và từng là điều tra viên Quốc hội trước khi được Tổng thống Obama đề cử năm 2012, cho rằng sự cắt giảm quân Mỹ đã tạo ra những “điểm mù” cho Lầu Năm Góc khi không thể thu thập được những thông tin xác thực về khả năng cũng như hiệu quả của lực lượng an ninh Afghan.
Theo Sopko, đó là “minh họa cho một mối đe dọa an ninh”.
Ảnh minh họa: CNN |
Tuy vậy, vẫn có những điểm sáng.
Sopko cho rằng “Mặc dù bạo lực đang diễn ra phổ biến nhưng người dân Afghanistan đã giàu có hơn, trường học tốt hơn và ít nghèo đói hơn 15 năm trước. Thành quả trên là nỗ lực từ cả 2 phía”.
Bộ Ngoại giao không phản có phản hồi khi được yêu cầu nhận xét về ý kiến của Sopko.
Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu cho rằng, những phát biểu của Sopko đã cường điệu hóa sự kết nối giữa lãng phí và tham nhũng. Đồng thời chỉ rất những khó khăn mà Kabul phải đối mặt.
Seth Jones, giám đốc Trung tâm An ninh quốc tế và Chính sách quốc phòng tại RAND đồng thời là cựu cố vấn của Tổng chỉ huy các lựu lượng đặc biệt hoạt động ở Afghanistan cho biết “ Những thách thức hiện nay ở Afghanistan không tương quan với những dự án lãng phí”.
Jones cho rằng sẽ có nhiều thách thức cần phải giải quyết trong việc tìm kiếm nơi ẩn náu của lực lượng Taliban ở “hàng xóm” Pakistan chỉ với một chính phủ kém hiệu quả, một lực lượng an ninh mờ nhạt được dẫn dắt bơi những nhà lãnh đạo yếu kém.
Theo Jones “thực tế là những nguồn lực từ bên ngoài, bao gồm cả Mỹ, chỉ có một khả năng hạn chế trong việc cải thiện chất lượng của chính quyền. Quan trọng là nói phải xuất phát từ nội tại đất nước”.
Trong vấn đề Afghanistan, Tổng thống Obama thông báo ông sẽ kéo dài thời gian rút quân, để lại 9,800 lính trong năm 2016 để đào tạo lựu lượng quân đội Afghanistan và theo sau al Qaeda.
“Sau nhiều năm chiến tranh, Afghanistan sẽ không trở thành một nơi hoàn hảo. Đây tiếp tục sẽ là một khu vực bất ổn” và quân đội Afghanistan vẫn sẽ không đủ sức mạnh cần thiết để có thể đối mặt với lực lượng nổi dậy Taliban.
Afghanistan là một “chìa khóa” quan trọng trong mạng lưới chống khủng bố của Hoa Kỳ, sử dụng để đối phó với các mối đe dọa và ngăn chặn một cuộc tấn công trên nước Mỹ. Obama tin rằng, lực lượng đặc nhiệm của Mỹ có đủ năng lực để đào tạo quân đội Afghan “Bởi vì nếu họ thất bại, đó sẽ là mối nguy với đất nước chúng tôi”.
Sopko miêu tả mối quan tâm an ninh của Taliban giống như “cái chết với hàng ngàn mũi cắt”.
Sopko cho biết, Taliban đã liên tục tấn công vào quân đội Afghan, các sở cảnh sát, tiến hành thu giữ vũ khí, gây thương vong và làm giảm lòng tin vào chính quyền ở Kabul.
Theo một báo cáo tháng 3 của Liên Hợp Quốc, “tồn tại sẽ là một kỳ tích” với chính quyền Afghan, khi phải đối mặt với các hợp đồng kinh tế, những cuộc tấn công từ Taliban, một quá trính hòa bình đình trệ, chia rẽ chính trị, và sự chờ đợi được hỗ trợ của quốc tế.
Từ năm 2002, Quốc hội đã sử dụng hơn 113 tỷ đô la để tái thiết Afghanistan. Với số tiền đó, khi điều chỉnh theo lạm phát, nó vượt quá tổng số tiền được dùng trong kế hoạch Marshall để tái thết châu Âu sau Thế chiến 2.
Mặc dù tất cả số tiền đó, và đôi khi vì nó, những vấn đề đã được gắn kết.
Nhiều hợp đồng đã bị hủy bởi hối lộ và gian lận giá. “Giữ giá cao hay mối liên kết giữa các chính trị gia với các cá nhân có trách nhiệm tiếp tục là thách thức lớn”
An ninh, chiếm khoảng 68 tỷ chi tiêu của Mỹ trong năm 2002 không phù hợp với nhiệm vụ của họ và không giúp hoàn thành công việc.
Sopko lấy trường hợp của “tòa nhà tan chảy” để diễn tả.
Lầu Năm Góc đã ký hợp đồng với một công ty Afghan để xây dựng bãi “khô có khả năng cháy”, được sử dụng để đào tạo con người có lập trường, mục tiêu và làm quen với công cụ chiến đấu. 4 tháng sau khi hoàn thành xong công trình và được trả đầy đủ tiền dự án, tòa nhà bắt đầu “tan chảy” và sụp đổ trong mưa bởi công trình sử dụng vật liệu kém chất lượng.
Các tòa nhà bị phá bỏ chính là tiền thuế mà người dân Mỹ phải đóng, tuy vậy, Lầu Năm Góc từ chối trách nhiệm.
Trường hợp khác, một bệnh viện mới được xây dựng bởi các nhà thầu Afghan đã không không khắc phục sự cố được chỉ ra bởi các quan chức Mỹ khi những trẻ em mới sinh được tắm rửa bằng nguồn nước chưa qua xử lý ở một con sông gần đó.
Những đứa trẻ lớn hơn chịu đựng cũng tốt hơn. Theo một thông báo từ tháng 3 bởi Bộ Giáo dục Afghan, có hơn 2,5 triệu trẻ em không có khả năng tham gia học tập vì chiến tranh.
Đó là một trong những hậu quả của sự bất ổn, “là những điềm xấu cho tương lai của một quốc gia nghèo nhất và phần lớn không biết chữ”, Sopko cho hay.
Như Ngọc (CNN)