Mặc dù cả Nam Cực và Bắc Cực đều không nhận được ánh sáng mặt trời trực tiếp nhưng cực nam mới là nơi lạnh nhất Trái đất.
Nam Cực là một lục địa trong khi Bắc Cực lại là một đại dương. Vì nước lạnh đi và ấm dần lên chậm hơn so với đất liền nên nhiệt độ của nó ít khắc nghiệt hơn. Đó là lý do tại sao Bắc Cực lại ít lạnh hơn. Thậm chí, ở Bắc Cực người ta từng ghi nhận nhiệt độ dương một lần là 13 ° C, trong khi nhiệt độ cao nhất tại Nam Cực từng được ghi nhận là -12,3 ° C.
Nhiệt độ trung bình của Nam Cực lạnh hơn nhiều so với Bắc Cực, nhưng cả hai đều là những nơi lạnh nhất trên Trái đất do mặt trời ở đường chân trời cả ngày, ngay vào giữa mùa hè.
Khi nói đến hiện tượng băng mà cả 2 cực sở hữu, Nam Cực luôn dẫn đầu. Theo ước tính, Nam Cực chứa khoảng 90% lượng băng trên thế giới.
Lý do thứ hai phân chia độ lạnh giá giữa 2 cực là do độ cao. Theo viện Hải dương học Woods Hole, bạn càng lên cao, nhiệt độ không khí càng giảm, khoảng 6,5 độ C cho mỗi 1km. Vì độ cao của Nam Cực là 2,3km nên Không khí lạnh hơn nhiều so với Bắc Băng Dương.
Tuy nhiên, khối lượng băng ở Nam Cực đang giảm đáng kể do hiện tượng ấm lên toàn cầu, theo Cecilia Bitz, một nhà khoa học khí hậu vùng cực tại Đại học Washington, Seattle. Bà lưu ý "mất băng trên biển quanh Nam Cực và mất băng trên đất liền ở Nam Cực đã có những thay đổi hỗn loạn, lúc lên lúc xuống trong 40 năm qua khi có ghi chép đầy đủ".
Tương tự, băng ở Bắc Cực và Greenland đang giảm nhanh chóng, chủ yếu do hiện tượng nóng lên toàn cầu. Diện tích băng ở biển Bắc Cực giảm dần, có xu hướng gây ra hiện tượng ấm lên nhiều hơn, làm khuếch đại sự nóng lên, bắt đầu gây mất băng.
Trung bình, nhiệt độ mùa hè ở Nam Cực là −28,2 ° C, giảm xuống −60 ° C trong mùa đông. Mức nhiệt trung bình của Bắc Cực là 0 ° C vào mùa hè và −40 ° C vào mùa đông.
(Theo Sputnik)
>> Xem thêm: Trái đất lạnh nhất Vũ Trụ, Bọ chét tăng tốc nhanh hơn tàu con thoi và loạt sự thật khiến bạn kinh ngạc