Trước câu hỏi “Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. Số 74 đọc là: A. Bảy mươi bốn, B. Bảy mươi tư... Học sinh làm bài khoanh tròn vào đáp án “A: Bảy mươi bốn”, nhưng giáo viên chấm bài đã gạch phương án này và chọn phương án “B. Bảy mươi tư”.
Đáp án nhận nhiều luồng ý kiến tranh luận từ cư dân mạng. Ảnh: Facebook |
Sau khi đáp án này được chụp lại và chia sẻ trên các trang mạng đã nhận nhiều sự quan tâm và tranh cãi từ Cộng đồng mạng.
Theo nội dung búc ảnh, “Đề cương ôn tập cuối học kỳ II” như sau: “Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. Số 74 đọc là: A. Bảy mươi bốn, B. Bảy mươi tư, C. Bảy bốn, D. Bảy tư.”
Học sinh làm bài khoanh tròn vào đáp án “A: Bảy mươi bốn”, nhưng giáo viên chấm bài đã gạch phương án này và chọn phương án “B. Bảy mươi tư”. Chính điều này đã nhận phải nhiều luồng ý kiến tranh luận từ cư dân mạng.
Những tranh cãi từ câu hỏi đơn giản bị làm phức tạp. Ảnh chụp màn hình |
Được biết, đây là bài toán lớp 1. Chia sẻ trên Vietnamnet về đáp án này, cô giáo Nguyễn Thị Thu Hương khẳng định: “Tôi dạy lớp 1 và trong bài số có 2 chữ số trong phạm vi 100 thì người ta bảo học sinh đọc 74 là bảy mươi tư, 21 là hai mươi mốt, không phải một”.
Trong khi nhiều ý kiến cho rằng “bảy mươi tư” hay “bảy mươi bốn” đều đúng, chỉ là cách đọc khác nhau tùy từng vùng miền.
“Sách nào dạy "bảy mươi bốn" là sai mà "bảy mươi tư" là đúng. Quy định nào mà từ 1 đến 100 nói 74 đọc là bảy mươi tư. Vậy 14 đọc là mười tư à”, thành viên Thu Hương tranh luận kèm dẫn chứng.
Một giáo viên khác chia sẻ: “Có môt số quy định lưu ý học sinh khi đọc. Nếu hàng đơn vị là chữ số 4 thì các số có chữ số hàng chục từ 2 trở đi ta đọc chữ số 4 đó là tư.
Tương tự vậy với chữ số 5 ở hàng đơn vị thi đoc là lăm. Chữ số 1 ở hàng đơn vị đọc là mốt. Đó là những lưu ý học sinh khi dạy đọc các số trong pham vi 100 ở lớp 1”.
Một số ý kiến thì cho rằng chính những người ra câu hỏi làm phức tạp hóa vấn đề.
Thành viên Hồng Gấm cho rằng: “Mấy ông bà soạn sách giáo dục làm phức tạp mấy con số lên, hồi mình đi học sách cũ có nhầm lẫn gì đâu mà giờ lại sửa”.
Một thành viên khác cho rằng: “Rõ khổ. Bảy mươi bốn hay bảy mươi tư thì khác nhau chỗ nào chứ? Ông bà mình người miền Tây, xưa nay cũng "bảy bốn" có sao đâu".
Thành viên này cũng cho rằng cải cách giáo dục không nên đi vào tiểu tiết như thế này chỉ thêm gánh nặng cho học sinh mà thôi.
Kết luận, trong tùy từng trường hợp sẽ áp dụng cách đọc khác nhau. Ví dụ, như trường hợp thứ 4 thì đọc là thứ tư hay thứ bốn. Và nói ai đúng ai sai đều không phải, chỉ do cách gọi của mỗi người.
Đức Hòa (tổng hợp)