Nhạc cụ do Benjamin Franklin phát minh từng gây bão ở châu Âu, thậm chí đến Mozart còn soạn nhạc cho nó. Mọi thứ đều hoàn hảo cho đến khi nó bắt đầu “giết người”.
Năm 1781, Benjamin Franklin đến dự một buổi hòa nhạc ở London và nghe một nhạc sĩ chơi nhạc với những chiếc ly rượu đựng nước. Giai điệu êm dịu khiến nhà phát minh thiên tài mê mẩn và hơi chút mất tinh thần. Dàn nhạc nước này tạo ra những âm thanh tuyệt vời nhưng trông khá khó sử dụng.
Chỉ cần một động tác sai sẽ làm đổ tất cả ly thủy tinh. Lấy cảm hứng từ đây, Franklin quyết định thiết kế một giải pháp thay thế: một thanh gồm các bát thủy tinh ghép lại có thể xoay đươc, và gọi nó là "harmonica thủy tinh".
Benjamin Franklin chơi đàn harmonica thủy tinh
này lập tức gây lên cơn sốt ở châu Âu, đến Mozart cũng sáng tác nhạc cho nó. Benjamin Franklin từng nói: "Trong tất cả các phát minh của tôi, harmonica đem lại cảm giác thỏa mãn cá nhân nhất".
Nhưng rồi nó bắt đầu giết người...
Thật ra, đó là những gì các bác sĩ thời đó nói. Nhiều thập kỷ trước khi nhạc cụ này ra đời, các nhà giải phẫu học đã hiểu được cơ chế hoạt động của dây thần kinh thính giác.
Họ bắt đầu cảnh báo, nghe quá nhiều nhạc – cũng giống như uống quá nhiều cà phê hay trà – có thể ảnh hưởng đến thần kinh. Hậu quả là gây đau đầu, ngất xỉu và nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Nỗi sợ hãi này cũng không mới lạ cho lắm. Nhiều thế kỷ trước, triết gia Plato đã đề xuất cấm một số kiểu loại âm nhạc và cho rằng "lối hành chương trong nhạc… (đã) đe dọa cho toàn bộ bộ mặt xã hội". Nhà hùng biện La Mã Quintilian lập luận rằng ăm sắc của một số loại nhạc cụ có thể "làm cho linh hồn mất hết sức sống", khiến con người phát điên.
Đến thế kỷ 19, một vài nghiên cứu khoa học sơ khai khiến cho nỗi sợ hãi âm nhạc có cơ sở để tin vào. Người ta đổ lỗi cho âm nhạc vì gây nên sự cuồng loạn, dậy thì sớm, đồng tính, thậm chí là cái chết. Năm 1837, tạp chí Penny Satirist gây tranh cãi lớn vì đăng tin một phụ nữ 28 chết vì nghe quá nhiều nhạc.
Trong giai đoạn cao trào của xu hướng chống âm nhạc (anti-music), không nhạc cụ nào đáng sợ như harmonica của Benjamin Franklin. Các nhà phê bình nói rằng nó quá kích thích não bộ. Người biểu diễn nói nó gây chóng mặt, ảo giác và bại liệt.
Năm 1799, bác sĩ Anthony Willich lập luận rằng nhạc cụ này xứng đáng bị lên án, nó gây "suy nhược thần kinh ở mức độ nhất định". Năm 1808, người ta nói rằng cái chết của nghệ sĩ saxophone Marianne Kirchgessner khởi nguồn từ nhạc cụ này. Một vài bác sĩ tâm thần còn đưa sự việc đi xa hơn khi nói, người nghe harmonica sẽ tự sát.
Không rõ, phát mình của Benjamin Franklin có thực sự "giết người" hay không. Nhưng ít nhất, đây là một cơn ác mộng về PR. Trong nhiều thập kỷ, nhạc cụ này bị bỏ bê khỏi nhiều buổi hòa nhạc lớn nhỏ.