Đến tận ngày nay vẫn còn không ít người tỏ ra khó hiểu khi có một Hoàng hậu sinh thời đường đường là một mẫu nghi thiên hạ nhưng đến khi qua đời lại được tổ chức tang lễ không khác gì của một nô tì.
Hoàng hậu là người có vị trí cao quý nhất trong hậu cung phong kiến Trung Hoa xưa và những ai may mắn được ngồi vào vị trí này thì luôn được hưởng vinh hoa phú quý lúc sinh thời, và khi chết đi cũng được tổ chức tang lễ theo nghi thức hoàng cung với những đãi ngộ hết sức xa hoa quyền quý.
Ảnh minh họa |
Tuy nhiên, cũng có một ngoại lệ mà đến tận ngày nay vẫn khiến không ít người tỏ ra khó hiểu khi có một Hoàng hậu sinh thời được Hoàng đế hết mực sủng ái, nhưng đến khi qua đời lại được tổ chức tang lễ không khác gì một nô tì, bên cạnh chẳng có một người thân, không được lập bài vị, không được cúng tế, thậm chí không có thụy hiệu. Chi tiết càng khó hiểu hơn khi vị Hoàng hậu đó là chính thất của vua Càn Long – vị vua được xem là xa xỉ nhất triều đại nhà Thanh.
Hoàng hậu xinh đẹp có xuất thân quyền quý, được Hoàng đế sủng hạnh
Vị Hoàng hậu đó không ai khác chính là Ô Lạt Na Lạp thị, sinh vào ngày 10 tháng 2 âm lịch, năm Khang Hi thứ 51 (1718), mất năm 1766, không rõ tên thật, là vị Hoàng hậu thứ hai của vua Càn Long, kế nhiệm sau Hoàng hậu Phú Sát thị. Bà sinh ra trong một gia tộc danh giá, nên từ nhỏ bà đã có cốt cách của một mẫu nghi thiên hạ với dung nhan hơn người, làn da trắng muốt, môi chúm chím trái tim lúc nào cũng đỏ hồng, lông mày thì lá liễu, mũi nhỏ thanh tú, tóc đen bóng như lông quạ.
Ảnh minh họa |
Bà được gả cho Càn Long khi ông còn là một Thái tử với danh phận Trắc Phúc tấn, một vị trí chỉ đứng sau Phú Sát thị. Đến khi Càn Long lên ngôi, hiển nhiên bà vẫn giữ được ngôi vị như vậy nhưng mà được sắc phong thành một danh xưng khác là Nhàn phi, tiếp là được thăng lên Nhàn Quý phi. Rồi khi Phú Sát thị qua đời, bà được Hoàng Thái hậu đơn cử cho Càn Long phong bà trở thành Hoàng hậu mới, kế nhiệm Hoàng hậu quá cố.
Thế là một năm sau khi Hoàng hậu Phú Sát thị qua đời với tang lễ diễn ra long trọng, thì Ô Lạt Na Lạp thị Nhàn Quý phi chính thức được Càn Long sắc phong trở thành Tân hậu. Điều này vô cùng hiếm hoi khi bà ngồi được vào vị trí mẫu nghi thiên hạ khi chưa sinh được hoàng tử, thái tử nào, thậm chí còn được Thái hậu hết mực yêu thương.
Ảnh minh họa |
Và khi Càn Long đã nguôi ngoai được với sự ra đi của người vợ Phú Sát thị vừa qua đời, thì ông đã vô cùng yêu thương sủng ái Hoàng hậu Ô Lạt Na Lạp thị, bà hay được cùng Càn Long Đế bái yết Tông miếu, cùng ông ngao du Giang Nam, lên Ngũ Đài sơn thắp hương, tuần du Tây Nam, có thể nói vinh sủng không hề ít.
Đến năm Càn Long thứ 17 (1752) bà đã hạ sinh được Hoàng thập nhị tử Vĩnh Cơ, năm tiếp đó sinh được một công chúa. Đến năm 1756 bà sinh Hoàng tử Vĩnh Cảnh, tuy nhiên vị Hoàng tử này yểu mệnh qua đời sau đó một năm.
Bất ngờ bị thất sủng và cái chết buồn tủi bên cạnh không có người thân
Ảnh minh họa |
Thế nhưng được sủng ái không bao lâu thì bất ngờ Ô Lạt Na Lạp thị bất ngờ bị thất sủng. Tháng giêng năm Càn Long thứ 30 (1765), Hoàng đế tiến hành tuần du phía nam lần thứ tư. Hoàng hậu Ô Lạt Na Lạp thị cũng có tên trong danh sách những phi tần đi cùng. Khi chuyến tuần du mới bắt đầu, mọi việc diễn ra hết sức thuận lợi. Càn Long còn ưu ái tổ chức sinh nhật lần thứ 48 vào ngày 10/2 cho Hoàng hậu rất mực linh đình.
Ảnh minh họa |
Đến 18/2 Càn Long tổ chức yến tiệc trong khi đang tuần du thì có mời Hoàng hậu tới ngự yến cùng, tuy nhiên bà đã không đến vì lý do gì không ai hay biết. Bất ngờ điều này đã làm Càn Long nổi trận lôi đình, cho rằng hành động này của bà là không kính nể Hoàng đế cũng như là không hề coi trọng sự xuất hiện của Hoàng thái hậu. Vì vậy, ngay lập tức hôm sau, ông bí mật cho người đưa Hoàng hậu hồi cung. Sau đó, thậm chí Càn Long còn thu hồi hết những đặc ân mà Hoàng hậu được ban cho trong lễ sắc phong năm xưa, biệt giam bà trong một cung cấm, cắt giảm nô tì hầu hạ.
Có lẽ vì buồn chán và bất ngờ bị người chồng mình hết mực thương yêu ghẻ lạnh, ghét ra mặt như thế, đúng một năm sau khi bị biệt giam bà đã qua đời, bên cạnh chẳng có một người thân, chỉ có hai nô tì theo hầu hạ (cũng có nhiều thông tin từ giới sử học cho rằng bà được Càn Long ban chết). Khi bà qua đời, Càn Long đang đi săn thú, tuy nhiên khi nghe hung tin Hoàng hậu mất, ông cũng không mảy may để tâm, ông vẫn tiếp tục cuộc đi săn của mình và chỉ cho Hoàng tử Vĩnh Cơ về chịu tang mẹ.
Tang nghi như của một nô tì, diễn ra trong sự thờ ơ ghẻ lạnh của Hoàng đế
Khác với sự long trọng linh đình khi tổ chức tang lễ cho Hoàng hậu Phú Sát thị, khi Càn Long ra lệnh cả giang sơn phải chịu tang Hoàng hậu, ông từng hạ lệnh: "Vương công quý tộc trong thành, quan tam phẩm trở lên cùng các Hoàng tử phải có mặt đầy đủ để thăm viếng, quan tứ phẩm trở lên, công chúa, Vương Phi, mệnh phụ, tá lĩnh nội vụ phủ phải đến cổng Triều Dương, cổng Đông Hoa và Trữ Tú cung để nghênh đón, bách tính ngưng việc cưới hỏi trong vòng 27 ngày. Trong kinh thành, "nam cấm đội mũ, nữ cấm đeo khuyên", không thiết triều trong 9 ngày".
Trái lại, đám tang của Hoàng hậu Ô Lạt Na Lạp thị được diễn ra trong sự hiu quạnh và thờ ơ của Càn Long. Ông cắt bỏ tất cả các nghi thức giống như trên, trên mộ Ô Lạt Na Lạp thị không có bài vị, không có thụy hiệu, đã vậy còn cho bà được chôn chung vào Thuần Huệ Hoàng quý phi mộ. Đường đường là một Hoàng hậu mà lại phải chôn chung mộ với một Quý phi khác, như vậy chẳng khác nào Càn Long xem bà như một người hầu. Thậm chí, nhập táng về sau cũng không đề cập tới. Toàn bộ tang sự chỉ dùng bạc 207 hai 9 phân 4 li, còn không bằng một cái cấp thấp triều đình quan viên.
Cũng có một số quan lại tỏ ra bất bình trước cách hành xử của Càn Long, nhưng đều bị ông đày ải ra biên cương, phế truất bổng lộc triều đình. Theo sử sách ghi chép, có một lần, để giải thích cho hành động của mình trước cái chết của vị Hoàng hậu từng đầu ấp tay gối yêu thương hết mực, Càn Long có nói: "Hoàng Hậu tự sắc lập tới nay thượng vô thất đức. Mùa xuân năm trước trẫm cung phụng Hoàng thái hậu tuần du Giang Chiết, đúng ra là việc vui mừng, nhưng Hoàng hậu tính khí thay đổi, không thể giữ hiếu đạo với Thái hậu.
Mộ phần của Hoàng hậu Ô Lạt Na Lạp. Nguồn: Sina |
Khi đến Hàng Châu, hành động sai trái, cử chỉ điên loạn. Vì vậy trước lệnh cho Hoàng hậu hồi kinh, ở trong cung hối lỗi. Sau Hoàng hậu phát bệnh, ngày càng nguy kịch, mất đi tính mạng. Việc này là do Hoàng hậu phúc phận nông cạn, không thể dựa vào Thánh mẫu từ quyến... Luận Hoàng hậu hành sự thất thường, đương nhiên có thể phế truất, nhưng trẫm vẫn giữ lại vị hào đã là phá lệ rộng rãi".
Thế là cái chết của một người đường đường là mẫu nghi thiên hạ bỗng chốc trở thành một đám tang vô danh, được tổ chức hết sức đơn giản nếu không muốn nói là thấp kém không thua gì một cung nữ. Cho tới nay, sự thật đằng sau sự keo kiệt khó tin này của vua Càn Long nổi danh xa xỉ, hào phóng phô trương vẫn còn trong bóng tối mà chưa ai có thể lý giải được.