Vào buổi chiều ngày 29 tháng 5 tới đây, toàn bộ các cửa hàng ở Mỹ của Starbucks sẽ tạm dừng hoạt động để 175,000 cán bộ nhân viên của thương hiệu này đi học tập huấn "chống phân biệt chủng tộc".
Theo tin từ BBC, tất cả chi nhánh và văn phòng công ty của thương hiệu Starbucks ở Mỹ sẽ tạm đóng cửa vào chiều ngày 29.5 tới đây; đồng thời gần 175.000 cán bộ, nhân viên công ty sẽ phải tham gia một buổi đào tạo nâng cao nhận thức nhằm chống lại tình trạng phân biệt chủng tộc.
Động thái này diễn ra sau khi Starbucks bị cáo buộc là đã bắt giữ 2 người da màu vì họ ngồi đợi bạn ở trong quán mà không gọi nước. Sự việc này sau đó đã làm bùng lên làn sóng phản đối Starbucks dữ dội trong cộng đồng người da màu cũng như toàn nước Mỹ.
Starbucks vướng vào vụ lùm xùm gắn mác "phân biệt chủng tộc" khi bắt giữ hai khách hàng da màu... không gọi đồ uống.
Tổng giám đốc Sturbucks, ông Kevin Johnson nói rằng: "Động thái đóng cửa chuỗi cửa hàng và tập huấn chống phân biệt chủng tộc chỉ là bước đầu trong hành trình tạo dựng sự cống hiến trong mọi cấp độ nhân viên ở công ty chúng tôi cũng như đối với các đối tác cộng đồng."
Cũng theo thông báo từ Starbucks, việc đào tạo này nhằm hướng tới giải quyết các mâu thuẫn chủng tộc ngầm trong công ty, chống lại sự phân biệt đối xử và kỳ thị đối với khách hàng để mọi người cảm thấy thoải mái và an toàn khi bước chân vào Starbucks. Đây là một động thái khôn ngoan của Starbucks nhằm xoa dịu đám đông công phẫn dù phải hứng chịu thiệt hại nặng nề từ việc mất Doanh thu ở toàn bộ các cửa hàng vào buổi chiều ngày 29 tháng 5 tới đây.
Rất nhiều người da màu đã biểu tình để chống lại thái độ phân biệt chủng tộc đến từ một bộ phận nhân viên của thương hiệu này.
Đây cũng không phải lần đầu tiên Starbucks vướng phải các lùm xùm về phân biệt chủng tộc. Vào tháng 12 năm 2017, bởi khách hàng người Mỹ tại một cửa hàng Starbucks ở Walnut Creek. Sự việc tuy không do Starbucks gây ra nhưng cũng đã vô tình gắn tên của công ty này vào cái mác "phân biệt chủng tộc" không đáng có. Trước đó, vào tháng 10 năm 2017, một khách hàng người Mỹ gốc Hàn đã bị nhân viên viết sai tên từ "Jake" thành "Ching" - một từ lóng miệt thị người châu Á. Vụ việc này cũng đã gây ra lùm xùm đáng tiếc đối với thương hiệu đắt giá này.
(theo BBC)
Theo Helino/Trí thức trẻ