Tính đến những năm đầu thế kỷ 21, siêu hố sâu Kola là hố khoan nhân tạo sâu nhất hành tinh. Bí mật ẩn chứa ở đây là gì?
Ở trường, chúng ta được dạy rằng bên dưới lớp vỏ Trái Đất là một lớp phủ (hay quyển manti) và lõi. Một số người theo thuyết âm mưu tin rằng, lõi Trái Đất hoàn toàn rỗng, nơi đó có thế giới của người ngoài hành tinh!
Khám phá đại dương, lõi Trái Đất luôn là những khát khao của con người từ trước đến nay. Trong cuộc đua tìm hiểu ấy, hai quốc gia đi đầu là Mỹ và Liên Xô đã có những công trình khám phá lòng đất đầy ấn tượng. Hãy xem, chúng là gì?
1. Với mục tiêu khám phá bí mật ẩn sâu trong lòng đất, trong các thập niên 1960 và 1970, Mỹ và Liên Xô đã thực hiện những dự án "điên rồ" mà chưa một quốc gia nào trên thế giới nghĩ đến.
Đầu tiên, người Mỹ "hung hăng" đào đất...
2. Cả hai quốc gia đua nhau trong mọi lĩnh vực từ vũ khí, công nghệ, không gian đến khám phá lòng đất này đều triển khai dự án khoan sâu vào lòng đất. Các mũi khoan đều được hai nước trang bị những kim loại và công nghệ tiên tiến nhất thời bấy giờ.
3. Thế giới đi từ kinh ngạc này đến kinh ngạc khác khi chứng kiến người Mỹ khởi động cuộc đua.
4. Năm 1961, Mỹ lần đầu tiên triển khai kế hoạch khoan lòng đất có tên Dự án Mohole. Địa điểm khoan được chọn là ở ngoài khơi bờ biển Thái Bình Dương của Mexico.
5. Để đảm bảo dự án Mohole thành công, nhóm nghiên cứu đã nhận chìm 6 chiếc phao khổng lồ thành một hình tròn sâu 61m dưới nước. Một chiếc xà lan của Hải quân Mỹ được "triệu tập" để thực hiện nhiệm vụ sử dụng sóng siêu âm để xác định vị trí giàn khoan ngay tâm của hình tròn.
6. Nhóm nghiên cứu thực hiện dự án được chuẩn bị rất kỹ lưỡng về giàn khoan. Thật không may, ngay sau khi dự án bắt đầu, nó đã bị "xếp xó" do thiếu kinh phí.
Tiếp theo, đến lượt người Liên Xô
7. Gần một thập kỷ sau thất bại của người Mỹ, người Liên Xô lên kế hoạch khám phá bí mật trung tâm Trái Đất. Vào ngày 24 tháng 5 năm 1970, họ đặt giàn khoan khổng lồ trên Bán đảo Kola. Dự án đầy tham vọng này có tên .
8. Từ năm 1970 đến năm 1994, nhóm kỹ sư giàu kinh nghiệm của Liên Xô đã đào được tại lớp vỏ lục địa vùng Baltic.
9. Đồ họa bên dưới nhằm miêu tả độ sâu khủng khiếp của Siêu hố sâu Kola (sâu hơn 12.000m). Độ sâu của nó còn hơn cả chiều cao của Everest - đỉnh núi cao nhất hành tinh.
10. Siêu hố sâu Kola là một công trình tuyệt vời, được người dân Liên Xô thời bấy giờ đánh giá rất cao. Năm 1987, Liên Xô in một số tem có hình ảnh của giàn khoan nhằm kỷ niệm nỗ lực của đội kỹ sư thực hiện dự án khổng lồ này.
11. Đây là hình ảnh cận cảnh của một mũi khoan lớn, tương tự như chiếc mà đội kỹ sư Liên Xô đã sử dụng để khoan sâu vào lớp vỏ Trái Đất.
12. Mũi khoan lớn đến mức, để kiểm soát nó, cần cả một đội gồm từ 4 đến 5 người điều khiến.
13. Đây là cấu trúc thượng tầng nơi Dự án Kola Superdeep Borehole trong giai đoạn hoạt động. Chiếc tháp khổng chính là nơi có giàn khoan khổng lồ.
14. Đến năm 1992, đội khoan chỉ còn cách mục tiêu của họ khoàng gầm 3.000m, tuy nhiên, dự án buộc phải dừng đột ngột do, nhiệt độ tại điểm khoan sâu nhất đã tăng lên 315 độ C. Nếu tiếp tục khoan, mũi khoan sẽ hỏng.
15. Mặc dù việc khoan đã dừng hẳn, nhưng toàn bộ dự án chỉ chính thức đóng cửa vào năm 2005. Đến năm 2008, tất cả các cơ sở và cấu trúc thượng tầng đã bị tháo dỡ.
16. Mặc dù đội kỹ sư Liên Xô không đạt được mục tiêu khoan sâu của họ là 15.000m, tuy nhiên, dự án tuyệt với này đã cung cấp cho các nhà khoa học một số khám phá lớn.
Giới khoa học đã biết thêm một chút về cấu trúc của hành tinh, thậm chí, họ còn thấy được các hóa thạch sinh vật phù du vi mô ở hố khoan.
Cụ thể, có khoảng 24 hóa thạch sinh vật phù du vi mô được tìm thấy tại lớp trầm tích ở độ sâu 7.000m.
Điều này mở ra cho các nhà khoa học giả thiết, sinh vật sống có thể chịu được sức ép cũng như nhiệt độ nóng để thích nghi trong lòng đất.
17. Quan trọng hơn nữa, trong cuộc đua khám phá lòng đất, Liên Xô đã nâng tỉ số lên 1-0 so với người Mỹ. 24 năm miệt mài khoan sâu hơn 12.000m xuống lòng đất cho thấy sự đầu tư khổng lồ về sức người, chi phí của người Liên Xô cho cuộc đua rất thú vị này!
18. Nhiều người gọi Kola Superdeep Borehole là "Hell Hole" () bởi loạt âm thanh khó hiểu (nghe như tiếng gào thét ghê rợn) mà đội kỹ sư nghe được khi mũi khoan sâu hàng chục nghìn mét dưới lòng đất.
Amm thành gào thét khó hiểu chính là bí mật đáng sợ tại hố khoan sâu nhất hành tinh.
Ảnh: Boredomtherapy
Trang Ly
Theo Helino/Trí thức trẻ