Chính phủ mới đây đã ban hành Nghị định số 104 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 53/2015 của Chính phủ quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức.
Cụ thể Nghị định 104 bổ sung thêm trường hợp các cán bộ, công chức được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn là cán bộ, công chức hiện giữ các chức danh: Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, Thành ủy là người dân tộc thiểu số.
>>> Xem thêm: 8 trường hợp được hoãn hợp đồng lao động từ năm 2021 theo Luật lao động mới
Đối với các trường hợp Phó Trưởng Ban chỉ đạo: Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ sẽ không còn thuộc đối tượng được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn.
Đối với các đối tượng cán bộ, công chức thuộc nhóm nghỉ hưu ở tuổi cao hơn cần đáp ứng các điều kiện: Đủ sức khỏe để thực hiện chức trách và nhiệm vụ; Không đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật, bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc thi hành kỷ luật về đảng, chính quyền.
Theo dó, thời gian công tác khi nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tối đa là 5 năm.
Bộ luật lao động 2019 chính thức có hiệu lực từ 1/2020 quy định tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường sẽ được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028; đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Nghị định 104 sẽ chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 2/9/2020.