1. Thời gian nghỉ hè của giáo viên thay đổi
Nghị định số 84/2020/NĐ-CP cho thấy thời gian nghỉ hè của giáo viên sẽ có nhiều thay đổi.
Cụ thể, giáo viên mầm non cùng các cấp bậc phổ thông hay trường chuyên biệt sẽ được nghỉ hè 8 tuần gồm cả nghỉ phép năm.
Giáo viên mần mon cùng các cấp bậc phổ thông sẽ được nghỉ hè 8 tuần gồm cả nghỉ phép năm. Ảnh: Internet
Đối với các trường trung cấp, cao đẳng, giảng viên sẽ được nghỉ hè 6 tuần, gồm cả nghỉ phép hàng năm.
>>> Xem thêm: 5 trường hợp khám, chữa bệnh trái tuyến vẫn được hưởng BHYT đúng tuyến từ 2021
Đối với giảng viên đại học, các giảng viên sẽ được nghỉ lễ, tết cũng như các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ luật Lao động.
2. Thời gian làm việc của giảng viên ĐH cũng có thay đổi
Theo quy định mới của Luật giáo dục, thời gian làm việc của các giảng viên ĐH trong năm học là 44 tuần, tương đương với 1.760h hành chính.
>>> Xem thêm: Bảng lương mới nhất của giáo viên các cấp bậc từ mầm non đến THPT có nhiều thay đổi
Trước đó, Điều 4, Thông tư số 47/2014/TT-BGDĐT quy định tổng uỹ thời gian trong năm học là 1.760h.
Các cán bộ công chức có nhiều quyền lợi mới kể từ tháng 9/2020. Ảnh: Internet
Hiện tại, với quy định mới, thời gian làm việc được thực hiện theo chế độ mỗi tuần các giảng viên sẽ làm việc trong vòng 40h.
3. Mức giờ chuẩn giảng dạy tăng so với cũ
Quy định mức giờ chuẩn giảng dạy của các giảng viên đã được điều chỉnh tăng so với quy định cũ.
Cụ thể, định mức giờ chuẩn giảng dạy của các giảng viên trong một năm học được quy định trong khoảng từ 200 - 350h chuẩn giảng dạy.
Đồng nghĩa với việc sẽ tương đương với 600 - 1.050h hành chính.
Trước đó, giờ chuẩn là 270h và thời gian dạy trực tiếp trên lớp sẽ chiếm tối thiểu 50% định mức quy định.
4. Bảo vệ vị trí công tác người tố cáo sai phạm
Thông tư số 03/2020/TT-BNV, có hiệu lực từ ngày 5/9/2020 quy định về việc bảo vệ vị trí công tác đối với các cá nhân dám tố cáo sai phạm.
Theo đó, kể từ 9/2020, các cán bộ, công chức, viên chức nếu dám đứng lên tố cáo tổ chức, cá nhân có sai phạm sẽ được bảo vệ vị trí công tác.
Bảo vệ công tác người tố cáo sai phạm là quy định mới từ tháng 9/2020. Ảnh: Internet
Một là sẽ không xử lý kỷ luật người tố cáo là công chức, viên chức, cán bộ trong thời gian được bảo vệ vị trí công tác.
Ngoại trừ trường hợp người đó có hành vi vi phạm không liên quan đến lĩnh vực tố cáo.
Hai là sẽ không được phép điều động, luân chuyển, biệt phái hay chuyển đổi vị trí việc làm, phân công việc khác đối với người tố cáo đang là cán bộ, công chức, viên chức trong thời gian được bảo vệ.
Ngoại trừ các trường hợp gồm: Được người đó đồng ý ; Thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác; Có yêu cầu văn bản của cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết tố cáo.