Mỗi khi tổng thống Mỹ công du nước ngoài, Không quân nước này phải huy động cả phi đội lên tới 10 máy bay khác nhau để phục vụ nhằm đảm bảo việc đi lại và an ninh cho lãnh đạo.
Không lực Một
Thông thường, phi đội phục vụ Tổng thống Mỹ công du sẽ gồm 1-2 chuyên cơ, trong đó có Không lực Một và có thể cả Không lực Hai. Nếu Không lực Một là chuyên cơ dùng cho Tổng thống thì Không lực Hai là chuyên cơ cho Phó Tổng thống.
Về nguyên tắc, Tổng thống và Phó Tổng thống Mỹ không bao giờ được phép bay cùng một chiếc máy bay.
Hiện tại có tới hai chiếc máy bay được gọi là Không lực một với số đuôi 28000 và 29000. Hai chiếc Boeing 747 đã được cải tiến, với bốn động cơ phản lực General Electric CF6-80C2B1 cho tốc độ tối đa hơn 1000km/h, trần bay 13.000m. Với bình nhiên liệu dung tích 200.000L, chiếc phản lực có thể bay nửa vòng Trái đất trong một lần bay.
Chuyên cơ Không lực Một của tổng thống Mỹ được thiết kế đặc biệt để trở thành một trung tâm chỉ huy di động. |
Đường bay của Không lực Một thường được chọn dọc theo các khu vực có căn cứ quân sự hoặc nơi Hải quân Mỹ đang hoạt động để có thể hỗ trợ khi cần thiết.
Không lực Một được thiết kế đặc biệt để trở thành một trung tâm chỉ huy di động. Tổng thống có thể trực tiếp đưa ra các chỉ đạo khi đang bay trên chuyên cơ trong trường hợp xảy ra một vụ tấn công tại Mỹ.
Không lực Một có vận tốc đối đa 1.000km/h và có thể bay ở độ cao 13.700m. Nó có khả năng bay liên tục 12.000km, mặc dù có thể được tiếp nhiên liệu trên không trong trường hợp khẩn cấp.
Máy bay "ngày tận thế"
Bất cứ khi nào Tổng thống Mỹ di chuyển bằng chuyên cơ Không lực Một, luôn có máy bay hộ tống để đề phòng xảy ra chiến tranh hạt nhân. Chuyên cơ "ngày tận thế" thường được gọi với định danh E-4B hay "Trung tâm Điều hành An ninh Quốc gia Trên không".
E-4B được trang bị đầy đủ trang thiết bị để trở thành một trung tâm chỉ huy quân sự trên không cho Tổng thống và quan chức cấp cao như Bộ trưởng Quốc phòng, Tổng tham mưu trưởng trong trường hợp khẩn cấp.
E-4B được trang bị đầy đủ trang thiết bị để trở thành một trung tâm chỉ huy quân sự trên không cho Tổng thống và quan chức cấp cao. |
Chiếc máy bay được cho là có khả năng chống chọi với cả một vụ nổ bom hạt nhân, nổ thiên thạch hay các cuộc tấn công khủng bố, đồng thời có thể bay mà không cần tiếp nhiên liệu trong nhiều ngày liền. Thực tế, phi cơ vận hành được trong khoảng một tuần với điều kiện phải tiếp nhiên liệu trên không. Lý do duy nhất khiến nó hạ cánh là vì động cơ cần bôi trơn.
Về kỹ thuật, phi cơ có vận tốc lên tới 998 km/h, nhanh hơn những máy bay thương mại cùng loại.
Chiếc máy bay có giá thành khoảng 223 triệu USD này trang bị một lớp lá chắn bảo vệ chống phóng xạ cũng như xung điện từ, 67 ăng-ten và chảo vệ tinh cùng hàng loạt thiết bị công nghệ cao khác.
Các chiến đấu cơ
Để đảm bảo an toàn cho chuyên cơ của nguyên thủ, Không quân Mỹ sẽ điều động khoảng 1-4 máy bay chiến đấu tháp tùng tùy theo từng chuyến công du.
Chiếc Không lực Một được hộ tống bởi chiến đấu cơ. |
Khi hoạt động trong nước, Không lực Một thường được hộ tống bởi tiêm kích tàng hình F-22 Raptor, hoặc tiêm kích F-16. Trong trường hợp tổng thống Mỹ thăm quốc gia nào đó thì không quân nước chủ nhà sẽ đảm nhận việc hộ tống cho Không lực Một khi vào không phận. Tuy nhiên, trong những trường hợp nhất định, lịch trình của Không lực Một sẽ được giữ kín hoàn toàn.
Ngoài ra, trong đoàn máy bay tháp tùng Tổng thống Mỹ công du có thể sẽ có 1 máy bay dành cho các nhân viên phục vụ tổng thống, nhóm phóng viên.
Máy bay vận tải
Để phục vụ chuyến công du của tổng thống Mỹ đến một nước, công tác vận chuyển trang thiết bị diễn ra trước khoảng 10 ngày. Máy bay vận tải C-17 là phương tiện chủ lực trong các việc vận chuyển, hậu cần, sẽ làm nhiệm vụ vận chuyển đoàn xe chuyên dụng, trực thăng Marine One và các trang thiết bị khác tới.
Một máy bay vận tải C-17 của Không quân Mỹ. Ảnh: Getty |
Trực thăng Marine One gồm 2 loại VH-3D hoặc VH-60N thuộc Phi đội trực thăng 1 (HMX-1), luôn bắt buộc phải có trong tất cả các chuyến công du nước ngoài của nhà lãnh đạo Mỹ.
C17 cần 2 phi công và một người phụ trách bốc hàng mỗi khi thực hiện nhiệm vụ. Giá của một chiếc C-17 tại Mỹ vào khoảng 218 triệu USD.
Lê Huyền (tổng hợp)