Tên khoa học cây atisô
Cây atiso có tên khoa học là Cynara scolymus, có nguồn gốc từ miền nam châu Âu. Là loài cây thảo mộc, có gai và sống lâu năm, cây atiso thuộc họ cúc, thích hợp với nhiệt độ ôn đới và á nhiệt đới.
Atiso khi trưởng thành cao khoảng 1,2m đến 2m, lá cây to, mọc so le, phiến lá có răng cưa và dài từ 50cm đến 80cm
Các loại cây atiso hiện nay
Atiso đỏ: Thuộc họ cẩm quỳ, có tên khoa học là Hibiscus sabdariffa. Cây cao khoảng 1,5 đến 2m, hoa có màu đỏ.
Atiso xanh: Thuộc họ cúc, có tên khoa học là Cynara scolymus. Cây cao khoảng 1,2 đến 2m, có các lông tơ bao phủ xung quanh.
Công dụng của cây atisô
- Giảm huyết áp: Hàm lượng cao bioflavonoids trong hoa Atiso luôn tham gia tích cực vào hoạt động ngăn ngừa gốc tự do, chống lão hóa. Đồng thời, hoạt chất này còn hỗ trợ ngăn chặn oxy hóa lipoprotein, điều hòa chỉ số huyết áp. Bổ sung Atiso đỏ chính là cách đơn giản giúp bạn hạ huyết áp an toàn, không cần dùng đến nhiều thuốc.
- Chống lão hóa: Qua quá trình phân tích thì người ta đã nhận thấy rằng hoa Atiso đỏ chứa khá nhiều bioflavonoids, thuộc nhóm chất chống Oxy hóa mạnh. Bên cạnh đó cũng phải kể đến hàm lượng cao vitamin C, các khoáng chất tham gia tích cực vào hoạt động ngăn chặn gốc tự do.
- Cải thiện chức năng gan: Trong loài hoa này chứa hàm lượng lớn chất chống oxy hóa flavonoid hỗ trợ quá trình giải độc gan, giúp gan hoạt động hiệu quả hơn.
- Giảm mỡ máu: Một và nghiên cứu gần đây đã khẳng định rằng Atiso đỏ hoàn toàn có khả năng loại bỏ bớt cholesterol xấu, ngăn chặn tổn thương mạch máu.
- Hỗ trợ Giảm cân: Hoa atiso đỏ chứa một loại enzyme hỗ trợ sản sinh amylase. Mà amylase lại tham gia vào quá trình thủy phân tinh bột, kìm hãm và ngăn chặn tích lũy calo.
- Phòng ung thư: Flavonoid và Cyanidin được tìm thấy nhiều trong bộ phận đài hoa Atiso. Đây là 2 chất chống oxy hóa mạnh, có khả năng ngăn chặn hoạt động của gốc do từ cấp độ tế bào. Sử dụng với Atiso đỏ với liều lượng hợp lý chính là cách giúp bạn bổ sung chất chống oxy hóa cho cơ thể, hỗ trợ phòng ngừa ung thư.
- Tăng cường chức năng miễn dịch
Một số bài thuốc từ atiso
- Giải nhiệt cơ thể, giải độc gan: Lấy 2 cụm hoa Atiso lớn, 3,5 lít nước, 1 bó lá dứa, 60 gram đường phèn. Các nguyên liệu cần được làm sạch trước khi nấu. Cho cụm hoa Atiso (đã cắt bỏ phần cuống) vào nồi nước đang sôi, đun đến khi cụm hoa Atiso mềm nhừ. Cho lá dứa (được cuộn tròn hoặc buộc lại) và đường phèn vào nồi và tiếp tục đun thêm 10 phút. Cuối cùng, chắt bỏ phần bã, đợi nước nguội dần và đổ vào bình, đặt trong tủ lạnh và uống dần. Có thể sử dụng thay thế nước suối, sử dụng mỗi ngày để giải nhiệt cơ thể, đặc biệt vào các ngày nắng nóng.
- Giải các độc tố trong gan, tăng cường chức năng gan: Cho 50g hoa Atiso, 100g gan lợn và gia vị vừa đủ. Nấu Atiso với gan lợn như những món canh khác và sử dụng mỗi ngày 1 – 2 lần, và sử dụng liên tục trong vòng 5 – 10 ngày để đem lại hiệu quả nhanh.
- Giảm hàm lượng cholesterol trong máu: Sử dụng 40g thân cây Atiso, 40g rễ, 20g cụm hoa đem phơi khô và tán nhỏ. Pha 2g/ lần với nước sôi và sử dụng thay thế nước trà. Có thể chỉ sử dụng 50g cụm hoa phơi khô và tán nhỏ. Ngoài ra, có thể sử dụng hoa Atiso nấu với các nguyên liệu như giò heo hoặc lá lách lợn, bổ sung vào thực đơn hằng ngày, vừa đem lại một thực đơn ngon vừa có tác dụng điều trị bệnh.
- Trị phù thũng và thấp khớp: lá atisô 10g, thổ phục linh, ngưu tất, kim tiền thảo, mỗi vị 12g. Sắc uống, ngày một thang.
- Chữa bệnh tiểu đường: Lấy 50g hoa Atiso, 100g khoai tây, 50g cà rốt, 150g xương sườn lợn và gia vị vừa đủ. Sau khi làm sạch và sắc nhỏ các nguyên liệu, hầm xương sườn lợn chín tới rồi bỏ các nguyên liệu còn lại vào, nêm nếm cho đủ dùng. Sử dụng mỗi ngày 1 lần và sử dụng liên tục từ 5 – 10 ngày.
Những người không nên uống atiso
Những người có tình trạng lạnh bụng, thường đi tiểu lỏng nên họ cần thận trọng khi dùng những loại thực phẩm có tính mát, tính hàn như trà hoa atiso kho. Nhóm người này cũng không nên sử dụng liên tục mà phải luân phiên, đặc biệt, không nên uống thường xuyên thay nước lọc hàng ngày.
Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng cũng có thể dùng trà hoa atiso kho. Tuy nhiên, loại nước uống này chỉ có lợi khi được uống với mức vừa phải, uống quá nhiều sẽ gây hại cho sức khỏe. Vì trà atiso có tác dụng hỗ trợ tiết mật và co thắt túi mật để đẩy mật từ gan xuống ruột nên trường hợp lạm dụng uống quá nhiều atisô (khoảng hơn 2 lít/ngày) sẽ gây co thắt toàn bộ cơ trơn của đường tiêu hóa khiến người dùng bị đầy hơi, chướng bụng.