Atiso có tên khoa học là Cynara scolymus L. thuộc họ Cúc (Asteraceae), một loại dược liệu có chiều cao từ 1m trở lên, lá và thân lông trắng. Hoa atiso mọc thành cụm hình đầu có màu đỏ tím hoặc tím lơ nhạt và được bao ngoài bởi lá bắc dày và nhọn.
Công dụng của atiso với sức khỏe
Chống ung thư
Trong Atiso có nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe đặc biệt những Công dụng của nó không phải ai cũng biết đến. Atiso là loại thực vật có hàm lượng chất chống oxy hóa cao nhất trong tất cả các loại rau. Chính chất này có thể miễn dịch chống lại tác động của các gốc tự do dẫn đến một số bệnh nguy hiểm trong cơ thể.
Một số chất có trong atiso là polyphenol có tính chất ngăn ngừa ung thư, nghĩa là chúng có thể làm chậm, ngừng hoặc đảo ngược các ảnh hưởng của ung thư ở bất kỳ bệnh nhân nào.
Bên cạnh đó, chống oxy hóa của atiso cũng xuất phát hàm lượng quercetin và rutin có thể làm giảm nguy cơ phát triển ung thư. Hơn nữa, atiso cũng có chứa vitamin C - một chất chống oxy giúp bạn hạn chế mắc các loại bệnh như: viêm niêm mạc và xơ hóa, đồng thời giảm nguy cơ ung thư vú.
Các nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng chất chiết xuất từ lá atiso có thể được sử dụng để gây ra apoptosis tế bào (chết tế bào) cũng như tăng sinh tế bào khi tiêm vào khối u ung thư, do đólàm giảm nguy cơ mắc bệnh và ảnh hưởng của bệnh ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú và bệnh bạch cầu.
Phòng trừ nguy cơ mắc bệnh tim
Một số thành phần trong lá atiso có thể làm giảm mức cholesterol xấu (LDL) và tăng mức cholesterol tốt (HDL hoặc axit béo omega-3) trong cơ thể giúp phòng trừ các cơn đau tim và đột quỵ có khả năng gây tử vong. Bên cạnh đó, lá trà atiso cũng có công dụng cải thiện sức khỏe tim mạch.
Giảm huyết áp
Trong atiso có chứa Kali - một dưỡng chất có ảnh hưởng đến rất nhiều cơ quan trong cơ thể. Kali có thể giúp bình thường hóa tác động của việc thừa muối, nguyên nhân gây ra bệnh tăng huyết áp. Vì vậy, sử dụng Atiso để ngăn chặn tình trạng thiếu kali. Đối với bệnh nhân tiểu đường thì cũng nên dùng atiso vì nó giúp ngăn ngừa các biến chứng liên quan đến huyết áp và giảm nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim và bệnh mạch vành.
Tốt cho gan
Trong atiso có cynarin và silymarin - 2 chất có khả năng cải thiện sức khỏe của gan bằng cách giảm độc tố và giúp loại bỏ chúng khỏi gan và cơ thể. Theo một số nghiên cứu thì 2 chất này có thể chủ động thúc đẩy tái phát triển và phục hồi các tế bào gan bị tổn thương.
Tốt cho hệ tiêu hóa
atiso là thực phẩm giàu chất xơ rất tốt cho chức năng tiêu hóa đặc biệt là bệnh táo bón. Ngoài ra, chất xơ có thể làm giảm nguy cơ mắc các chứng ung thư dạ dày và ruột, căng thẳng, đầy hơi và khó chịu trong dạ dày. Hơn nữa, công dụng khác của atiso là làm dịu túi mật và giải quyết vấn đề khi các cơ quan bị tắc nghẽn nên đây cũng là một thực phẩm tốt giúp kích thích sản xuất và bài tiết dịch vị dạ dày, mật và giúp tiêu hóa dễ dàng.
Tốt cho xương
Atiso có thể cung cấpcác vitamin và khoáng chất, đặc biệt là magiê, phốt pho và mangan - những thành phần thiết yếu giúp tăng cường sức khỏe và mật độ xương, do đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như loãng xương.
Tốt cho chức năng của não
Atiso có chứa khoáng chất thiết yếu được tìm thấy trong tế bào não là phốt pho. Việc thiếu hụt phốt pho làm suy giảm nghiêm trọng khả năng nhận thức nên khi dùng atiso có thể làm giãn mạch cho phép nhiều oxy lưu thông đến não để nâng cao chức năng nhận thức.
Tác hại khi lạm dụng atiso
Dù atiso có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe nhưng nếu quá lạm dụng nó sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu. Atiso có công dụng lợi tiểu, giải nhiệt và tạo cảm giác thoải mái cho người dùng nhưng nếu sử dụng dược liệu này quá nhiều, liên tục trong thời gian dài sẽ làm gây ảnh hưởng xấu đến chức năng và hoạt động của thận, làm tăng nguy cơ suy thận. Nếu sử dụng atiso thay nước lọc sẽ làm nhuận gan quá mức, gan tiết dịch quá mức nhu cầu cần thiết của cơ thể, dẫn đến mất cân bằng các chất và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về gan, trong đó nặng nhất là bệnh lý teo gan.
Ngoài ra, việc sử dụng atiso quá liều và không có liều lượng cũng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa trong đó có bệnh chướng bụng, khó tiêu. Theo Y Học Cổ Truyền, dược liệu atiso có tính lạnh nên sử dụng ở những người cơ địa tỳ vị hàn sẽ dẫn đến ăn uống khó tiêu và ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa.
Không chỉ thế, trong atiso có hàm lượng sắt cao, nếu sử dụng nhiều sẽ làm tăng hàm lượng sắt trong máu nhưng lại thiếu các khoáng chất vi lượng cần thiết khác như crom, kẽm, mangan... dẫn đến tình trạng chán ăn, mệt mỏi...
Vì vậy, bác sĩ Y Học Cổ Truyền khuyến cáo nếu dùng atiso phù hợp ở người trưởng thành khoảng từ 10 – 20g dược liệu tươi sắc với nước và khoảng từ 5 – 10g dược liệu khô.
Thời gian sử dụng atiso để điều trị bệnh nên khoảng 10 ngày và cần nghỉ trước khi sử dụng đợt tiếp theo. Tốt hơn hết, để đảm bảo an toàn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ và chỉ sử dụng dược liệu atiso khi có chỉ định của bác sĩ.