(Tinmoi.vn) Lập trường truyền thống trên Biển Đông của Trung Quốc đã lỗi thời. Bắc Kinh ngày càng “quyết đoán chủ động” tại những vùng biển tranh chấp. Liệu điều này có khiến châu Á run sợ?
Trung Quốc tiếp tục chơi trò đi đòi chủ quyền và tham vọng bá quyền tại Biển Đông. Sau khi chạm trán với Việt Nam về vụ giàn khoan Hải Dương 981 vào tháng 5 năm nay, gần đây, Bắc Kinh lại tuyên bố dự định xây hải đăng trên 5 đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Thật vậy, lập trường truyền thống của Trung Quốc thường là “sự mập mờ trong chiến lược” để thỏa hiệp về chủ quyền lãnh thổ của mình trong cái mà họ gọi là “đường 9 đoạn” đang ngày càng lỗi thời.
Sự quyết đoán của Trung Quốc tại Biển Đông được xem như một phần của Chính sách đối ngoại mới đang nổi lên dưới thời Tập Cận Bình. Các nhà quan sát Trung Quốc chỉ ra rằng nhà lãnh đạo mới đang đánh giá lại môi trường an ninh của Trung Quốc, vị trí tương ứng của nó và những phản ứng về chính sách.
Người tiền nhiệm Tập Cận Bình, Hồ Cẩm Đào từng mô tả môi trường quốc tế như một “thế giới hài hòa” đã biến mất. Vì vậy, Đặng Tiểu Bình cũng từng có đường lối chỉ đạo: “che giấu khả năng và chờ thời cơ, luôn duy trì ẩn mình và không bao giờ đòi cầm đầu”. Thay vào đó, môi trường an ninh được đánh giá là đang “theo một tình hình mới” và theo Tập Cận Bình, Trung Quốc “cần bảo vệ và sử dụng cơ hội chiến lược một cách tốt nhất để giữ chủ quyền, an ninh và phát triển lợi ích quốc gia của Trung Quốc”.
Theo quan điểm của Trung Quốc, “tình hình mới” chính là việc Mỹ thay đổi chiến lược sang châu Á và căng thẳng ngày một leo thang tại vùng biển tranh chấp. Điều này đòi hỏi Trung Quốc “quyết đoán chủ động” trên Biển Đông. Và lãnh đạo Bắc Kinh rất lạc quan về chiến thắng trong trò chơi dành quyền bá chủ kéo dài hàng thập kỷ qua.
Chiến lược trên Biển Đông của Trung Quốc đã chuyển từ mơ hồ sang quyết đoán
Có thể tóm tắt mưu đồ của Trung Quốc như sau:
“Chính sách ngoại giao kinh tế chủ động của Bắc Kinh (ở Đông Nam Á) là một phần trong chiến lược lớn hơn nhằm ràng buộc các nước láng giềng trong khu vực – vốn ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc, đồng thời khiến các nước này phải trả giá nhiều hơn nếu áp dụng chính sách đối đầu với Bắc Kinh về các tranh chấp lãnh thổ. Đồng thời, Trung Quốc tiếp tục từng bước một làm thay đổi hiện trạng tại khu vực theo hướng có lợi cho mình. Trong tương lai gần, dự đoán các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ gặp phải sự kháng cự. Tuy nhiên, theo tính toán của họ, theo thời gian, đòn bẩy phát triển của họ sẽ thuyết phục được các nước láng giềng yếu và dễ bị tổn thương thuận theo những đòi hỏi về lãnh thổ của Trung Quốc”.
Liệu chiến lược này có thể thành công? Nếu các quốc gia trong khu vực và bên ngoài thiếu ý chí chính trị và sự phối hợp để tăng cường sức mạnh trước Trung Quốc thì điều này có thể xảy ra. Ví dụ như những nước láng giềng yếu hơn sẽ rất khó để chống lại chiến thuật sử dụng tàu đánh cá có tàu quân sự hộ tống của Bắc Kinh.
Nhưng kết quả này không phải là không tránh được. Cho đến nay, Trung Quốc vẫn chưa cố sử dụng vũ lực để chiếm các đảo đang tranh chấp – đây thực sự là sự leo thang quá mạnh. Có thể thấy rằng Bắc Kinh nhận thức được sự sụt giảm uy tín nếu họ có những động thái đó.
Ngoài ra, còn có những nguy cơ leo thang không mong muốn. Trái ngược với suy nghĩ thông thường, các quốc gia gây chiến để giải quyết tranh chấp lãnh thổ dường như không có giá trị chiến lược. Tận cùng của “sự mập mờ trong chiến lược” trên Biển Đông giúp các nước láng giềng của Trung Quốc hiểu rõ được ý định của Bắc Kinh và sự cần thiết để phản ứng chiến lược. Các phản ứng đó có thể gồm đầu tư và quân đội cũng như các lĩnh vực chính trị, dân sự, bán quân sự để có thể đương đầu với Trung Quốc nếu một cuộc khủng hoảng lớn nổ ra.
Điều này cũng khuyến khích các quốc gia Đông Nam Á phát triển (hoặc khôi phục lại) quan hệ quốc phòng chặt chẽ hơn với các đối tác bên ngoài. Hơn bao giờ hết, khu vực này đang tìm kiếm sự hỗ trợ từ Mỹ. Nhận thấy việc lãnh đạo Châu Á – Thái Bình Dương sẽ gặp những thách thức lớn hơn, Mỹ đang tăng cường chống lại luận điệu “đường 9 đoạn” của Trung Quốc và tăng cường tham gia phòng thủ tại châu Á như một phần của chiến lược “tái cân bằng”. Trung Quốc không thể ngăn được khả năng Mỹ dùng quân sự để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ. Hơn nữa, các cường quốc lớn của châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc hiện đang xây dựng khả năng phòng thủ trong khu vực, nhận thức được rằng những gì xảy ra tại Biển Đông cũng sẽ quan trọng với hàng hải Đông Bắc Á
Vì vậy, sự thành công trong chiến lược của Trung Quốc trên Biển Đông còn rất xa vời. Có thể xảy ra nghịch lý là “sợ mập mờ trong chiến lược” của Trung Quốc có thể làm tăng sự ổn định của khu vực bởi tất cả các quốc gia buộc phải thể hiện rõ ý định của mình hơn. Sự cạnh tranh chiến lược lớn hơn không hản là điều tồi tệ nếu nó giúp xác định được giới hạn kiềm chế lẫn nhau trong các tình huống xung đột.
Bảo Linh (Theo tin tức The Interest Nations)