Trong khoang vũ khí tàu ngầm ngọn lửa bùng lên dữ dội. Họ phải đóng kín cả hai khoang tên lửa, tắt hai lò phản ứng hạt nhân với cái giá phải trả là mạng sống của Sergey Preminin.
LTS: Trong Chiến tranh Lạnh, đã xảy ra những cuộc đối đầu tuy âm thầm nhưng cũng hết sức khốc liệt giữa các hạt nhân Liên Xô và Mỹ, có thời điểm suýt chút nữa đã đẩy thế giới đến bờ vực của sự hủy diệt. Thật may là điều tồi tệ nhất đã không xảy ra. Các nhà lãnh đạo của cả 2 phe đã giữ được "những cái đầu lạnh".
Tuy nhiên, có rất nhiều bí mật mãi tới gần đây mới dần dần được hé lộ. Qua hồi ký mang tên "Những người khuấy động biển sâu" của Đại tá Hải quân Liên Xô Nikolai Andreyevich Cherkashin, chúng ta phần nào sẽ hiểu được tình hình lúc đó căng thẳng đến mức nào. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Thảm kịch
Người sống đó chính là thuyền trưởng Britanov. Chưa có con tàu nào trên thế giới từng phải đối mặt với thực tế đã xảy ra với tàu ngầm hạt nhân K-219, bởi không có con tàu nào trên thế giới nguy hiểm hơn so với con tàu do Trung tá hải quân Igor Britanov chỉ huy.
Đó là một kiểu lai ghép rất kỳ lạ giữa một bệ phóng tên lửa và một tàu ngầm (như tất cả các con tàu khác của đề án này), nhét đầy ngư lôi và đạn tên lửa, các lò phản ứng hạt nhân và đầu đạn hạt nhân.
Ngoài một vài tạ trotil ép và plutonium cấp vũ khí, cũng như các thanh uranium, tức là chất nổ và chất phóng xạ, nó còn mang hàng tấn axit sulfuric và axit nitric, hàng tấn chất ô xy hóa nhạy nhất của nhiên liệu tên lửa – heptyl.
Tất cả những gì đã được văn minh nhân loại tạo ra để sắp đặt ngày tận thế, tất cả được ép chặt chèn đầy các khoang, bơm đầy các bể chứa, chuyển bằng các đường ống cao áp, các đường cáp điện công suất lớn, các đường trục dẫn hơi quá nhiệt và còn bố trí nơi ở cho trên dưới trăm con người ưu tú dưới áp lực vô cùng lớn của đại dương.
Con tàu được gọi là tuần dương hạm ngầm cấp chiến lược K-219. Mục đích chiến lược của nó nằm ở chỗ trong những giây phút đầu tiên của cuộc chiến tranh hoàn toàn có khả năng bùng nổ sẽ phóng tới Washington, San Francisco, Detroit mười sáu đạn tên lửa đường đạn với thời gian bay tới đích thấp nhất.
Với thời gian bay tới đích ước chùng cũng như vậy là các quả đạn tên lửa của người Mỹ, chỉ có điều chúng nhắm vào Moskva, Kiev, Sevastopol từ Thổ Nhĩ Kỳ, Đức và Vương quốc Anh. Chính vì thế mà con tàu tên lửa của Britanov phải tuần dương ở biển Sargasso.
Đó là động thái trả đũa trong những hố sâu ma quỷ của .
"Vị trí đặt tên lửa hạt nhân tầm ngắn ở châu Âu đặt các chiến lược gia Liên Xô vào tình thế khó khăn – một nhà phân tích Mỹ cho biết - Lần đầu tiên điện Kremlin nằm trong tầm bắn của vũ khí hạt nhân khi mà đạn tên lửa có thể tới được mục tiêu của mình trước khi các nhà lãnh đạo Liên Xô nhận ra bằng mắt.
Để cân bằng mối đe dọa này, Liên Xô phái tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân tới gần bờ biển nước Mỹ. Các nhà lãnh đạo Liên Xô cho rằng nếu cả hai thủ đô cùng chịu nguy cơ hủy diệt tương tự, sự cân bằng sẽ được phục hồi".
Thảm kịch hàng hải chưa từng có trên đây đã diễn ra trong bối cảnh chiến lược như thế. Thông báo của TASS, như thường thấy ở các trường hợp tương tự, mang tính quanh co và lảng tránh:
"Sáng nay, ngày 03 tháng 10, trên tàu ngầm hạt nhân Xô Viết mang tên lửa đạn đạo đang ở khu vực cách khoảng một ngàn cây số về phía đông bắc quần đảo Bermuda, đã xảy ra hỏa hoạn tại một khoang tàu. Trên tàu ngầm có thương vong. Ba người đã thiệt mạng".
Bạn có thể nghĩ rằng tên của ba nạn nhân là bí mật quốc gia.
Chẳng phải bí mật quốc gia gì chuyện silo phóng tên lửa trên tàu ngầm phát nổ. Nguyên nhân của vụ nổ vẫn còn được tranh cãi cho đến tận hôm nay. Nhưng khi đó thuyền trưởng chỉ huy con tàu không sức đâu mà tranh luận.
Hình ảnh cuối cùng của K-219 trước khi vĩnh viễn chìm vào lòng biển. |
Màn khói da cam chết người lan truyền khắp khoang tên lửa, trông giống như những hàng cột khổng lồ của một đền thờ Ai Cập cổ đại. Mà heptyl, thực chất chủ yếu là axit nitric, sẽ ngấu nghiến tất cả mọi thứ trên đường nó đi - đồng, nhựa, kim loại, và quan trọng nhất - thép của các silo chúa tên lửa khác và vỏ bền thân tàu với tốc độ hàng mm mỗi giờ.
Không ai biết đối phó với tai họa này thế nào. Các hướng dẫn đã có, mà dường như đã đề cập đến tất cả các trường hợp trong cuộc sống, hoàn toàn không ngờ tới một bước ngoặt thế này. Nổ khoang chứa nhiên liệu tên lửa?
Chuyện ngớ ngẩn! Xác suất gần bằng không.
Nhưng chuyện không ngờ nhất vẫn có thể xảy ra. Và nó đã xảy ra. Người ta phải chiến đấu với thứ hơi chết người đang loang rộng như với ngọn lửa bao quanh, huống hồ trong khoang tên lửa ngọn lửa đã nhanh chóng bùng lên.
Họ phải đóng kín cả hai khoang tên lửa trên tàu, tắt hai lò phản ứng hạt nhân với cái giá phải trả là mạng sống của thủy thủ Sergey Preminin.
Để không mạo hiểm hơn nữa cuộc sống của những người còn lại, Britanov ra lệnh cho thủy thủ đoàn vào lúc trời sáng chuyển sang tàu chở hàng khô của Liên Xô "Krasnogvardeisk" lúc ấy đang tới gần, sau khi để lại trên con tàu ngầm tuần dương chỉ một toán cứu hộ.
Chính Tư lệnh Hạm đội Biển Đen, Phó đô đốc Parkhomenko sợ điều đó, khi ông duy trì đến giây phút cuối cùng thủy thủ đoàn gần nghìn rưởi người trên chiếc thiết giáp hạm "Novorossiysk" đang chìm.
Tuy nhiên Britanov đã làm mọi thứ có thể để cứu chiếc tàu ngầm hạt nhân tuần dương. Ngay cả các chuyên gia-thủy thủ tàu ngầm Mỹ, không cảm thấy thiện cảm gì đặc biệt với đối thủ cũ của mình, cũng thừa nhận trung tá hải quân Britanov đã hành động rất tốt trong trường hợp khẩn cấp.
Mà với họ thì phiên bản thứ hai của vụ tai nạn – vỡ nắp silo chứa tên lửa do va chạm với phần đáy tàu ngầm nguyên tử "Augusta" (USS Augusta SSN-710) - được biết đến nhiều hơn.
Britanova được đón tiếp ở Mỹ như một người anh hùng thật sự.
"Nhưng chúng ta không nên lý tưởng hóa người Mỹ - các đồng tác giả người Mỹ sau đó viết như thế trong phim kinh dị "Vùng nước thù địch" ("Waters Hostile"). - Trong trường hợp này, ý định của họ gợi nhớ đến sự cướp bóc hơn là một hoạt động giải cứu".
Cựu tùy viên hải quân Mỹ tại Moskva Peter Houthhauzen và đồng nghiệp của ông Robert Alan White thẳng thắn thừa nhận.
Họ thành thật cho biết tàu ngầm hạt nhân "Augusta" Mỹ đã cơ động dưới nước nguy hiểm như thế nào xung quanh K-219 và cố tình dùng cột kính tiềm vọng của mình làm đứt cáp kéo đằng mũi tàu ngầm nguyên tử Xô Viết cột vào đuôi tàu chở hàng "Krasnogvardeisk".
Họ cũng thừa nhận thuyền trưởng tàu kéo Hải quân Mỹ "Pautheten" có nhiệm vụ - đạt được sự thỏa thuận với các thủy thủ tàu ngầm Nga để kéo chiếc tàu ngầm nguyên tử bị thương nặng về một căn cứ Mỹ gần đó. Không nhận được sự "đồng ý" của Britanov, chiếc tàu kéo chờ đợi cho đến khi các thủy thủ rời con tàu xấu số của họ.
Khi đó, K-219 sẽ trở thành tài sản vô chủ và có thể kéo chiếc tàu ngầm đi mà không gặp bất kỳ vấn đề quốc tế rắc rối nào. Nhưng trong khi trên tàu ngầm vẫn còn dù chỉ một người, "Pautheten" không có quyền đổ đội kéo tàu lên con tàu của người khác.
Một người trên đó – anh ở lại vào ban đêm, khi cả nhóm cứu hộ khẩn cấp đã được đưa từ K-219 sang "Krasnogvardeisk" để không mạo hiểm không cần thiết. Người đàn ông này là trung tá hải quân Igor Britanov.
Đút khẩu súng của mình vào trong túi áo lông "Canada", ông dậm chân quanh quẩn đến sáng trên cầu chỉ huy hành trình, thu hút về mình những cái nhìn từ các ống nhòm và kính tiềm vọng của người Mỹ.
Ông bảo vệ chiếc tuần dương hạm hạt nhân chiến lược mang 16 tên lửa với vẻ ngoài bình thản không nao núng, như người ta bảo vệ các vườn táo sum suê trước cuộc tấn công của các cậu bé.
Phải chăng các khu vườn không gây nguy hiểm cho cuộc sống của người chủ sở hữu, còn ở đây "đối tượng được bảo vệ" có thể phát nổ và chìm bất cứ lúc nào.