Theo cảnh báo của các chuyên gia, Australia có thể sẽ phải đối mặt với một cơn sóng thần cao đến hàng chục mét trong tương lai.
Tờ Daily Mail cho hay các nhà nghiên cứu cho biết, nhiều thành phố ven biển của Australia đã may mắn không bị các đợt sóng thần hình thành dưới tác động của thiên thạch hay các hoạt động địa chất tấn công trong nhiều năm qua.
Theo đó, lần gần đây nhất quốc gia này đã phải hứng chịu một đợt sóng thần là vào năm 1491 khi những con sóng cao tới 60m ập vào đất liền ở khu vực cách Sydney 50km về phía tây.
Các chuyên gia cảnh báo Australia có thể sẽ phải đối mặt với thảm họa sóng thần trong tương lai. Ảnh: Daily Mail |
Mặc dù vậy, tiến sĩ Dale Dominey-Howes, thuộc Đại học Macquarie ở Sydney cho rằng những thảm kịch tương tự có thể sẽ xảy đến với các thành phố ven biển của Australia vào bất cứ thời điểm nào trong tương lai.
“Nếu nó xảy đến vào một buổi chiều thứ 7 mà không kèm theo bất cứ cảnh báo nào, đó sẽ làm một thảm họa”, Dale nói với Australian Geographic.
Nhiều chuyên gia có cùng quan điểm này khi cho rằng những thảm kịch thảm khốc như vậy có thể sẽ không bị phát hiện chỉ vài phút trước khi nó bắt đầu tàn phá các vùng ven biển.
Thông thường, sóng thần được tạo ra dưới tác động của động đất và lở đất. Tuy nhiên chúng có thể hình thành sau khi các thiên thạch lao tới Trái đất, vốn đang ngày càng khó bị phát hiện.
Chuyên gia về sóng thần Tiến sĩ Ted Bryant tin rằng các hệ thống trong nhiều trường hợp có thể sẽ không thể nắm bắt được hoạt động của tất cả các sao chổi hay sao băng hay việc chúng có thể tạo ra những cơn sóng khổng lồ hay không.
Hiện nay, đường bờ biển Australia được giám sát 24/24 bởi một dịch vụ cảnh báo sóng thần được thiết kế để tư vấn cho các cơ quan chức năng về bất cứ mối đe dọa sóng thần nào mà Australia phải đối mặt.
Những gì mà đoạn video được Cục Khí tượng Australia (BOM) chia sẻ, cơ chế cảnh báo sẽ bắt đầu khi một chiếc phao nổi neo xuống đáy đại đương.
Tiếp theo "tsunameter", một thiết bị phát hiện sóng thần sẽ được thả xuống ở cùng vị trí.
Khi một trận động đất xảy ra, các nhà địa chấn học tại Trung tâm Cảnh báo sóng thần của Australia (JATWC) sẽ phân tích và đánh giá liệu các đợt dư chấn dưới biển có thể gây ra sóng thần hay không.
Nếu có mối đe dọa, Cục khí tượng sẽ ban hành một cảnh báo đề phòng.
Trong khi đó, JATWC vẫn sẽ tiếp tục theo dõi mực nước biển để đánh giá và cập nhật thông tin về mối đe dọa.
Nếu tồn tại một mối đe dọa, Cục sẽ thay mặt cho JATWC đưa ra cảnh báo tới các quốc gia và vùng lãnh thổ có thể bị ảnh hưởng.
Khi mối đe dọa qua đi, giới chức sẽ thông báo để người dân quay trở lại khu vực an toàn.
Minh Di (tổng hợp)