Theo quan niệm từ xưa, mỗi năm sẽ có các vị thần khác nhau xuống cai quản hạ giới. Theo đó, thời khắc giao thừa sẽ là khoảng thời gian các vị thần cũ sẽ bàn giao công việc cho những vị thần mới. Chính vì vậy, cúng Giao thừa còn được hiểu là lễ "tống cựu nghinh tân" tiễn đưa các vị thần năm cũ và nghênh đón những vị thần mới.
Theo đó, các gia đình sẽ chuẩn bị 2 mâm cỗ cúng Giao thừa: 1 mâm cỗ đặt trên bàn thờ gia tiên, 1 mâm cỗ đặt ngoài cửa chính để cúng các vị thần.Việc chuẩn bị mâm cỗ cúng giao thừa cũng tùy vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mỗi gia đình. Tuy nhiên, chuyên gia cũng đưa ra một số lưu ý để nghi lễ quan trọng này của các gia đình được vẹn toàn nhất.
Trao đổi với PV Vietnamnet, PGS.TS Trịnh Sinh cho biết mâm cỗ mâm cỗ cúng Giao thừa thường có hương, đăng (2 cây đèn hoặc 2 cây nến tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời), trà, nước (hoặc có thể dùng rượu. Cỗ có thể là cỗ mặn, cỗ ngọt, lễ chay...Cúng trong nhà hay ngoài trời đều tương tự như nhau, quan trọng vẫn là lòng thành kính của gia chủ.
PGS.TS Trịnh Sinh lưu ý khi cúng, dù cỗ mặn hay cỗ chay thì các gia đình nên để ở bàn nhỏ bên dưới bàn thờ chính. Trên bàn thờ chính chỉ để hoa tươi (không dùng hoa giả vì dân gian quan niệm đó là sự giả dối), các loại quả tươi và một ít tiền vàng mang tính tượng trưng.
Bánh chưng và xôi, chè có thể đặt trên bàn thờ chính. Đặc biệt là gia chủ không nên cắm cành vàng lá ngọc lên bàn thờ vì có chứa nhiều trường khí âm bất lợi.
Cũng lưu ý về cũng giao thừa, trao đổi trên tờ Lao Động, TS Lê Xuân Phương (chuyên gia phong thuỷ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu doanh nhân và doanh nghiệp Đông Nam Á) cho rằng, mâm cỗ cúng Giao thừa, ngoài thủ lợn, gà luộc, bánh chưng, hoa quả, trầu cau, hương nến... thì quan trọng nhất phải có rượu, tức là hương vị.
Bên cạnh đó, khi cúng giao thừa thì phải tiến hành ngoài trời trước, khấn Phật, các quan để xin trời Phật phù hộ và cầu cho quốc thái dân an, cầu sức khỏe, Bình An cho gia đình. Sau đó, mới đến nghi thức cúng Giao thừa trong nhà.