Xung quanh cuộc đời của ông Lê Phát Đạt, đại gia giàu nhất Sài Gòn xưa, có rất nhiều giai thoại lì kì và bí ẩn. Trong số đó, phải kể đến giai thoại, gia đình ông tặng 20.000 lượng vàng cho Nam Phương hoàng hậu làm của hồi môn.
Vào thời điểm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, ở Sài Gòn lưu truyền câu nói dân gian nổi tiếng: Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xưởng, tứ Định. Đây là câu nói quen thuộc nói về tứ đại phú hào lừng lẫy không chỉ của mảnh đất Sài Gòn mà là của cả Nam kì. Trong số 4 vị đại gia này thì người đứng đầu là ông Lê Phát Đạt (tức nhất Sỹ) là người nổi tiếng hơn cả.
|
Nam Phương hoàng hậu là cháu gái của Lê Phát Đạt. Nguồn: Internet |
Xung quanh cuộc đời và sự nghiệp của ông có rất nhiều giai thoại bí ẩn, nhiều người rất tò mò về khối tài sản khổng lồ của ông để lại có trị giá bao nhiêu. Tuy nhiên, bằng những giai thoại và nhất là công trình nhà thờ Huyện Sỹ hoành tráng để lại đến ngày nay cũng đủ để chứng minh cho khối tài sản khổng lồ của vị đại gia giàu nhất Nam kì xưa.
Huyện Sỹ có tên thật là Lê Phát Đạt. Ông sinh năm 1841 tại Cầu Kho (Sài Gòn). Vì sinh ra trong một gia đình công giáo nên ông Sỹ có tên thánh khác là Philipphê. Vốn thông minh từ nhỏ, ông Sỹ được các tu sỹ người Pháp đưa sang du học ở Pénang, Malaysia. Tại đây, cậu bé người Việt khi ấy đã học được các ngôn ngữ như: tiếng Latinh, tiếng Pháp, tiếng Hán và tiếng Quốc ngữ.
Cái tên Lê Phát Đạt gắn liền với ông bằng một lý do hết sức kì lạ. Được biết, do tên của ông trùng với tên một người thầy dạy nên chính người thầy đã đổi tên ông thành Lê Phát Đạt. Khi về nước, ông được Chính phủ Nam Kỳ bổ dụng làm thông ngôn, đến năm 1880 thì làm Ủy viên Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ bằng tên Lê Phát Đạt nhưng bà con lối xóm vẫn gọi ông bằng cái tên cúng cơm là Sỹ. Cũng chính vì nguyên nhân này mà biệt danh Huyện Sỹ Lê Phát Đạt gắn cahwtj với cuộc đời ông.
Theo thông tin trên báo chí, mặc dù gia đình của ông Đạt không quá giàu nhưng đến đời của ông thì nhanh chóng nổi lên thành người nhàu bậc nhất Nam kì. Trong cuốn sách “Sài Gòn năm xưa” của tác giả Vương Hồng Sến có ghi rằng, thực dân Pháp buổi đầu phát mãi ruộng đất vô cùng rẻ nhưng không có người dân nào đến mua vì sợ bị tội theo Pháp. Thêm vào đó, những mảnh đất có địa thế tốt đã bị quan viên Pháp chiếm hết nên càng không có người đến đầu giá. Thế rồi, đến kì đóng thuế, chịu đủ nài ép, ông Lê Phát Đạt bất đắc dĩ phải chạy bạc mua liều số ruộng trên.
Nhưng thế sự vô thường, trong mấy năm liên tiếp sau đó, ông Đạt trúng mùa mấy năm liền và trở nên giàu có nhất vùng. Sự nghiệp và tài sản của ông từ đó cũng dần dần phát triển, cho đến khi đạt được danh hiệu người giàu nhất đất Nam Kì thì người ta cũng không biết số tài sản trong tay ông Đạt nắm giữ chính xác là bao nhiêu. Bởi có lời đồn cho rằng, ông Đạt giàu gấp mấy lần Vua Bảo Đại.
Sở dĩ có lời so sánh như vậy là bởi ông Lê Phát Đạt chính là ông ngoại của hoàng hậu Nam Phương. Theo câu chuyện được lưu truyền trong dân gian, vào năm 1934, nhân dịp gả cô cháu là Nguyễn Hữu Thị Lan, tức Nam Phương hoàng hậu, cho vua bảo đại về Huế làm Hoàng hậu, Lê Phát An, con trai cả của ông Đạt, đã tặng cho Nguyễn Hữu Thị Lan một triệu đồng tiền mặt để làm của hồi môn.
|
Nhà thờ Huyện Sỹ ở TP. Hồ Chí Minh. Nguồn: Internet |
Theo tỷ giá thời bấy giờ, 1 triệu đồng này có thể mua được khoảng 20.000 lượng vàng. Ngoài ra, bố vợ của vua Bảo Đại, ông Nguyễn Hữu Hào, cũng là con rể của Huyện Sỹ, cũng giàu có hơn Bảo Đại nhiều lần. Được biết, rất nhiều lần vị hoàng đế thích ăn chơi này đã dùng tiền của vợ nhiều hơn là tiền của hoàng gia Nguyễn.
Sự giàu có của Huyện Sỹ Lê Phát Đạt được thể hiện rõ nét thông qua nhà thờ Huyện Sỹ. Để xây dựng căn nhà thờ này, ông Đạt phải 1/7 gia tài để xây dựng, khoảng trên 30 ngàn đồng bạc Đông Dương. Nhà thờ được khởi công xây dựng năm 1902 và đến năm 1905 mới hoàn thành này. Cho đến tận ngày nay, công trình này vẫn được đánh giá là có khuôn viên rộng rãi thoáng đãng nhất ở Sài Gòn. Có thế mới biết được rằng, khi ấy cơ ngơi của Huyện Sỹ giàu có như thế nào mới xây được nhà thờ hoành tráng như vậy.
Nhân Văn (tổng hợp)