Do đeo kính áp tròng nhưng không biết vệ sinh đúng cách, một nữ sinh ở Mỹ đã bị ký sinh trùng ăn giác mạc.
Jessica Greaney (18 tuổi), sinh viên năm nhất trường đại học Nottingham (Anh) đã phải tra thuốc nhỏ mắt 10 phút một lần trong suốt 7 ngày liền sau khi các bác sĩ phát hiện 1 ký sinh trùng giống như con giun nhỏ có tên khoa học là acanthamoeba keratitis xâm nhập vào mắt sau khi một giọt nước máy bắn lên mắt trái đang đeo kính áp tròng của cô. Sau khi nghiên cứu, các bác sĩ cho biết đó là một loại ký sinh trùng ăn giác mạc trong mắt.
Jessica Greaney bị nhiễm ký sinh trùng tấn công giác mạc |
Trước đó, Greaney cứ nghĩ rằng cô bị đau mắt khi 1 bên mắt của cô luôn giàn dụa nước mắt và ngứa đỏ. "Nhưng vào cuối tuần, mắt tôi bắt đầu sưng phù như 1 quả bóng chơi golf vậy. Nó sưng đỏ và rất đau. Sau đó, tôi được nhập viện. Cứ 10 phút 1 lần, tôi lại được tra thuốc nhỏ mắt 1 lần bởi con ký sinh trùng đã ăn vào giác mạc", Greaney nói.
Nguyên nhân của việc bị ký sinh trùng ăn giác mạc được các bác sĩ chuẩn đoán bắt đầu từ chiếc kính áp tròng mà Greaney đã đeo vào mắt. Nếu kính áp tròng bị ô nhiễm có thể gây ra loại bệnh ký sinh trùng tồn tại trong khu vực giữa thấu kính và mắt, nó ăn mòn giác mạc, thông qua mắt và cuối cùng tấn công vào tủy sống.
Một bên mắt của Greaney bị sưng phù. |
Greaney cho biết: “Rất có thể là do chiếc kính áp trong bị ô nhiễm vì tôi đã để kính áp tròng của mình gần bồn rửa mặt khi vệ sinh.”
Được biết, nếu không phát hiện và được chữa trị kịp thời, ký sinh trùng có thể gây ra các vấn đề về thị giác và thậm chí là tử vong khi nó ăn mòn giác mạc, thông qua mắt và cuối cùng tấn công vào tủy sống.
Được biết, Greaney đã đeo kính áp tròng suốt 2 năm qua và cô chưa từng nghĩ mình sẽ bị ký sinh trùng tấn công. "Tôi muốn mọi người hiểu hơn về sự nguy hiểm của ký sinh trùng để họ có thể cẩn thận hơn khi sử dụng các loại kính áp tròng của mình".
Bảo An (Telegraph)