(Tinmoi.vn) Vì đeo kính áp tròng quá lâu mà quên không vệ sinh kính nên nữ sinh này đã bị một loại vi khuẩn tấn công đục gần như hỏng mắt.
Nhãn cầu của nữ sinh Lian Kao (ở Đài Loan) đã bị ăn bởi con bọ siêu nhỏ trong kính áp tròng do cô liên tục đeo cặp kính suốt 6 tháng mà không tháo ra vệ sinh. Thậm chí, cô nữ sinh 23 tuổi này đeo cặp kính áp tròng ngay cả khi bơi lội.
Bác sĩ Wu Jianliang cho biết, cô sinh viên trên đã bị viêm giác mạc Acanthamoeba, một loại viêm giác mạc hiếm thường gặp vào mùa hè.
Kính áp tròng có thể sẽ gây nguy hiểm nếu không sử dụng một cách khoa học (Ảnh minh hoạ)
Mới đây, Ashley Hyde, 18 tuổi đến từ Pembroke Pines, Florida đã suýt phải bỏ đi mắt trái sau khi bị một loại kí sinh trùng phát triển trên kính áp tròng chui vào mắt qua giác mạc
Hyde cảm thấy bị mờ mắt và phải đến gặp bác sĩ. Các bác sĩ nhãn khoa và nhân viên y tế phải kiểm tra sâu trong mắt của Ashley thậm chí phải lấy sinh thiết nhãn cầu của cô để cố gắng tìm ra lý do tại sao mắt trái của cô lại bị viêm.
Các bác sĩ phát hiện ra mắt của Hyde bị nhiễm loại kí sinh trùng Acanthamoeba có thể gây mù mắt.
Acanthamoeba là một ký sinh trùng đơn bào nhỏ bé, được tìm thấy trong nước máy, bụi bẩn, nước biển, hồ bơi và cả vòi hoa sen. Nó sinh sống nhờ các vi khuẩn trên kính giãn tròng. Khi kính được đặt vào mắt, các vi khuẩn bắt đầu ăn qua giác mạc - lớp ngoài của nhãn cầu.
Các triệu chứng của nhiễm trùng bao gồm ngứa mắt, chảy nước mắt, mờ mắt, đau mắt, nhạy cảm với ánh sáng và sưng mí mắt trên.
Quá trình điều trị bao gồm thuốc nhỏ mắt 20 phút một lần và nằm viện 3 tuần với những bệnh nhân nhẹ. Các trường hợp quá nghiêm trọng sẽ phải cấy ghép giác mạc. Và Hyde đã phải trải qua nhiều tháng điều trị.
Tiến sĩ Adam Clarin, một bác sĩ nhãn khoa cho biết để an toàn người sử dụng kính giãn tròng cần phải thay đổi kính hàng ngày. Mỗi ngày, có rất nhiều người bị nhiễm trùng, biễn chứng hay viêm loét và có thể dẫn đến mù vì sử dụng kính giãn tròng.
Lời khuyên đó là hãy giữ cho kính luôn sạch sẽ và thay chúng thường xuyên.
Thoa Nguyễn (Tổng hợp)