Khi nói đến ngộ độc thực phẩm, hầu hết chúng ta đều biết sự nguy hiểm của thịt gà, hải sản sống mà để ngoài tủ lạnh quá lâu. Nhưng bạn có biết rằng cơm không được bảo quản đúng cách cũng khiến bạn gặp vấn đề về sức khỏe.
Bạn có thể bị ngộ độc thực phẩm từ cơm nếu không bảo quan trong tủ lạnh sau khi nấu. Thứ khiến bạn đổ bệnh chính là vi khuẩn Bacillus cereus, theo nhà vi trùng học thực phẩm Cathy Moir đến từ CSIRO. Những vi khuẩn này tạo ra độc tố khiến bạn bị nôn mửa nhẹ sau khi ăn thực phẩm nhiễm khuẩn. Đôi khi bạn chỉ cần 30 phút là đã nhiễm bệnh. Bacillus cereus thường được tìm thấy trong đất, đôi khi có trong thực phật được trồng gần mặt đất chẳng hạn như lúa gạo, các loại đậu, ngũ cốc, gia vị...
Nếu thực phẩm được nấu chín và xử lý chính xác thì Bacillus cereus không phải là vấn đề. Vấn đề là trong điều kiện khô ráo, chẳng hạn như những thứ được tìm thấy trong bao gạo hoặc hộp đựng gia vị, Bacillus cereus vẫn tồn tại dưới dạng bào tử.
Nấu nướng không đủ tiêu diệt bào tử hoặc độc tố
Các bào tử không hoạt động cho đến khi bạn cho nước vào khiến chúng nảy mầm và phát triển. Không may, quá trình nấu nướng không giết chết được những bào tử hoặc độc tố chịu nhiệt mà vi khuẩn tạo ra.
Khi nấu cơm, vi khuẩn Bacillus cereus sinh trưởng và phát triển trong môi trường ẩm ướt, ấm áp, đặc biệt là khi các vi khuẩn khác có thể hiện diện lúc đầu đã bị giết chết bằng cách nấu. Vì vậy, nếu bạn không ăn cơm ngay sau khi nấu xong, bạn cần cất vào trong tủ lạnh, tốt nhất là trong vòng 1-4 giờ sau khi nấu. Tủ lạnh không tiêu diệt vi khuẩn nhưng sẽ làm chậm sự phát triển của chúng. Vì lý do này, bất cứ chỗ cơm thừa nào để trong tủ lạnh sau 5 ngày cần bỏ đi. Nếu để lâu hơn, bạn có nguy cơ lãnh đủ các loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm.
Bà Moir nói rằng ngộ độc thực phẩm do cơm đã ít xảy ra hơn so với những năm 1970. Thời đó, cơm rang là thủ phạm phổ biến. "Các nhà hàng nấu cơm trắng vào một ngày, sau đó họ để cơm qua đêm để chiên vào ngày hôm sau. Vì vậy, cơm nguội đã được một ngày và bào tử Bacillus đã nảy mầm, phát triển, tạo ra độc tố. Khi rang cơm, độc tố không bị phá hủy. Sau đó khách ăn cơm và bị ngộ độc. Vì vậy, đã có nhiều vụ dịch bùng nổ".
Các cơ quan y tế đã xác định được nguyên nhân, phổ biến kiến thức cho các nhà hàng nên tỷ lệ ngộ độc thực phẩm loại này đã giảm nhanh chóng. Cách tốt nhất để tránh ngộ độc thực phẩm từ Bacillus cereus và những loại vi khuẩn khác luôn là nấu nướng và bảo quản thực phẩm một cách an toàn.
Nếu bạn đang nấu cơm và không ăn ngay, bà Moir khuyên bạn nên chờ đến khi cơm không còn bốc hơi, sau đó cho vào hộp đựng và cất trogn tủ lạnh. Việc này giúp cơm tránh xa vùng nhiệt nguy hiểm đối với thực phẩm (5-60 độ C) càng sớm càng tốt.
Cơm sẽ nguội nhanh hơn khi bạn bỏ vào các khay có độ sâu dưới 10cm, nhưng bạn không được bỏ cơm vào hộp chứa cho tới khi nó nguội hẳn.
Để giảm thiểu tác động của cơm nóng đối với nhiệt độ bên trong tủ lạnh, hãy đặt những viên nước đá lên trên các hộp chứa trong khi cơm nguội đi.