Theo trang Pamair, trong sáng nay (3/10), tại Hà Nội và nhiều khu vực khác thuộc Bắc Bộ đã đón ngày một ngày mới với mức độ ô nhiễm đã giảm mạnh, chấm dứt chuỗi 10 ngày ô nhiễm ô nặng nề. Một số khu vực đã xuất hiện sắc xanh – màu thể hiện chỉ số ô nhiễm ở mức an toàn.
Trước đó, trang Airvisual nhiều ngày qua luôn xếp Hà Nội vào thành phố ô nhiễm nhất nhì thế giới thì hôm nay, tên Thủ đô Hà Nội đã không còn trên danh sách top 10 thành phố ô nhiễm nhất thế giới.
Dù chỉ số này không hoàn toàn đại diện cho mức độ ô nhiễm trên diện rộng mà chỉ là kết quả đo tại những điểm nhất định, tuy nhiên đây cũng là một tín hiệu đáng mừng cho không khí ở Thủ đô.
Trong khi đó, TP.HCM lại rơi vào top 3, với chỉ số ô nhiễm là 165 (chỉ số thông báo trên trang Airvisual).
Theo báo cáo từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, bụi PM2.5 từ ngày 12/9 đến ngày 30/9 được mô tả là các hạt siêu mịn, chỉ bằng 3% đường kính của tóc người với mức độ ổn định trên 50µg/m3.
Trong khi đó, tiêu chuẩn Việt Nam quy định giới hạn mức độ bụi PM2.5 an toàn là 50µg/m3 trong 24 giờ và 25µg/m3 trong một năm. Còn giới hạn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là 25µg/m3 trong 24 giờ và 10µg/m3 cho một năm.
Tại cuộc họp giao ban báo chí thường kỳ của Thành ủy Hà Nội diễn ra vào ngày 1/10, UBND TP Hà Nội cho biết đã xác định 12 nguồn chính gây ô nhiễm không khí tại thủ đô, gồm có: khí thải phương tiện giao thông; tình trạng đun bếp củi, bếp than tổ ong; bụi từ hoạt động xây dựng; bụi từ thu gom rác thải, khói bụi sản xuất…