Ngày 5, ông Lý(Nam Xương, Trung Quốc) trong khi trả lời phỏng vấn cho biết:”Lão Đại nhà tôi sau khi nghe chúng tôi nói muốn sinh thêm một đứa, liền đề nghị: “Bố mẹ muốn sinh cũng được, nhưng sau này khi chia tài sản, phải chia cho con nhiều hơn”. Ông còn cho biết trước đó đã mua một căn nhà dưới tên con trai. Nếu thật sự sinh thêm một đứa nữa, khó tránh khỏi việc tranh cướp tài sản sau này.
Ông Lý Hiện là một nhân viên công chức tại Nam Xương, con trai đã tròn 18 tuổi. Mấy ngày trước, chính phủ đã ra quyết định nới lỏng Chính sách một con. Ông và vợ bàn bạc xem có sinh thêm hay không.
Ông kể lại rằng: “Con tôi vừa nghe đã không kiên nhẫn được và lên tiếng, rằng “Bố mẹ tuổi đã cao vậy rồi mà vẫn muốn sinh thêm. Hơn nữa em sinh ra cách con quá nhiều, làm gì có ai nghĩ là em trai, em gái chứ. Chắc sẽ nghĩ là con của con sau khi kết hôn không chừng. Con sợ người khác hiểu lầm.” Sau khi nghe con nói những điều này, cả hai vợ chồng tôi vô cùng kinh ngạc. Sau đó cháu còn nói thêm một câu: “Nếu bố mẹ thật sự muốn sinh thêm, bố mẹ phải đảm bảo khi chia tài sản phải chia cho con nhiều hơn”
Ông Lý cho biết, cách nghĩ này của con trai khiến hai vợ chồng ông không dám có suy nghĩ sinh thêm nữa. Như hiện nay, không ít gia đình đã lên kế hoạch sinh đứa thứ hai. Nhưng trong đó cũng không ít cặp vợ chồng vẫn chưa nghĩ đến tính phức tạp của việc xử lý vấn đề chia tài sản trong gia đình sau này.
Như hiện nay, rất nhiều phụ huynh đã mua nhà dưới tên của con trai hoặc con gái, thậm chí là dưới tên một em bé vừa sinh vì rất nhiều nguyên nhân. Ông Trần (thành phố Nam Xương) khi nhận lời phỏng vấn cũng cho biết, rất nhiều bạn bè của mình đã mua nhà dưới tên của con trai con gái, quyền sở hữu tài sản cũng đã chuyển sang tên con.
“Rắc rối đến rồi đây. Những cặp vợ chồng nếu muốn sinh con thứ hai cần phải xử lý tốt vấn đề phân chia tài sản, đau đầu rồi”. Một luật sư tại Giang Tây cho biết, theo qui định của pháp luật, sau khi bố mẹ mua nhà cho con trong tuổi vị thành niên, căn nhà này sẽ thuộc quyền sở hữu cá nhân, bố mẹ sẽ không có quyền tự xử lý. Nếu muốn bán hoặc thế chấp nhà vì lợi ích của các con, bố mẹ cũng phải đưa ra những bằng chứng hợp pháp . Nếu không, sau này con cái đưa ra kiến nghị bị xâm phạm quyền lợi hợp pháp của mình, khi đó bố mẹ và các công ty môi giới nhà đất đều phải chịu trách nhiệm.
Vị luật sư này cũng cho biết, các tài sản nhà đất, tài khoản ngân hàng hay tiền bảo hiểm dài hạn mà bố mẹ đăng ký và mua dưới tên các con, quyền sử dụng sẽ được trao toàn quyền quyết định. Theo qui định điều 3 “Di sản là tài sản hợp pháp mà người chết để lại cho một cá nhân” của Luật “thừa kế”, các cặp vợ chồng không phải người có quyền sở hữu của các tài sản kể trên, nên không tồn tại các vấn đề phân chia các tài sản trên.
Luật sư Tiêu tại thành phố Nam Xương có ý kiến rằng, sau khi có con thứ 2, bố mẹ nên điều chỉnh việc phân chia tài sản sau khi xem xét về tình trạng sức khỏe, cách biệt tuổi tác giữa hai con cũng như tình hình chăm sóc mình sau này.
“Theo qui định pháp luật, sau khi sinh con thứ hai, toàn bộ tài sản của bố mẹ sẽ được chia đôi công bằng”.Luật sư Tiêu cũng cho biêt, quyền thừa kế của hai con là hoàn toàn bình đẳng. Bất kể là con trai hay con gái, đều được hưởng quyền thừa kế giống nhau.
“Sau khi có con thứ hai, việc xử lý phân chia tài sản trở nên rất phức tạp.” Một người cho biết những cặp vợ chồng đã xử lý vấn đề tài sản qua các công ty bảo hiểm, các quĩ ủy thác gia đình, trước khi sinh con thứ hai cần suy nghĩ những thay đổi cho vấn đề trên.
Luật sư khuyên rằng, nếu muốn sinh con thứ hai, không những cần sắp xếp xử lý phân chia tài sản mà còn thay đổi những vấn đề khác.
Ví dụ như, qui định trước hôn nhân luôn là vấn đề sở hữu tài sản giữa hai bên, nhưng chưa suy nghĩ đến những thay đổi trong nhu cầu giữa gia đình và con cái. Vậy một bên chiếm quyền chủ động trong vấn đề tài sản, hoặc các cặp vợ chồng đồng ý với qui định AA (chia đôi trong bất kể trường hợp nào), vấn đề cần suy nghĩ hiên nay là cần sắp xếp lại vị trí và trách nhiệm của mình trong gia đình để điều chỉnh điều khoản có liên quan.
Nguyên nhân của qui định tài sản hôn nhân rất nhiều, nhưng mục đích cuối cùng là tài sản và tình cảm đều cần phải được xử lý. Bây giờ quyết định sinh thêm một con, liệu có thể tránh khỏi các vấn đề chi phí gia đình, kế hoạch giáo dục cũng như nuôi dưỡng con cái.
Nghiêm Thu (Theo Sina)