(Tinmoi.vn) Ngày 5/4/1975, cựu Tổng thống Trung Hoa Dân quốc Tưởng Giới Thạch đã trút hơi thở cuối cùng tại một bệnh viện ở Đài Bắc, hưởng thọ 89 tuổi. Cho đến bây giờ, đám tang của Tưởng Giới Thạch vẫn được xem là "vô tiền khoáng hậu" về mức độ hoành tráng, trang trọng dựa trên nền tảng kịch bản đã được lên sẵn trước đó.
Năm 1927 khi kết hôn với Tống Mỹ Linh, Tưởng Giới Thạch đã từ bỏ đạo Phật để theo đạo Cơ đốc của phương Tây. Khi mất vào ngày 5/4/1975, đám tang của cựu Tổng thống Trung Hoa Dân quốc vẫn được diễn ra bằng những nghi lễ truyền thống nhưng quy mô và cấp độ quả là "có một không hai".
Cùng tham gia trong đội quân hùng hậu để vĩnh biệt Tưởng Giới Thạch, chính quyền Đài Loan khi đó cũng đã phát động hàng nghìn sinh viên và học sinh quỳ rạp trên đường mỗi khi xe tang của Tưởng Giới Thạch đi qua. Hầu hết các nhà máy xí nghiệp tại Đài Loan khi đó cũng đóng cửa, tại các nơi công cộng, lệnh treo cờ rủ luôn đi thực thi đúng quy định. Màu sơn của những ngôi nhà có xe tang đi qua cũng đượ̣c sơn sửa lại, các biển quảng cáo với màu sắc rực rỡ cũng được gỡ xuống để không bị lạc lõng giữa bầu không khí đầy tang tóc. Một loạt các tuyến đường có xe tang đi qua cũng đẩy mạnh tiến độ sửa chữa để buổi tang lễ được diễn ra thông suốt.
Trong đám tang của Tưởng Giới Thạch, 88 cây nến màu trắng được thắp xung quanh quan tài, bức chân dung Tưởng Giới Thạch cùng 5 cây thánh giá theo nghi lễ của đạo Cơ đốc được bày ở chính giữa phòng tang lễ. Trước khi nhập quan, con trai của Tưởng Giới Thạch là Tưởng Kinh Quốc đã tự tay mặc quần áo cho cha mình. Ngoài ra, tất cả những huy chương trong cuộc đời binh nghiệp của Tưởng Giới Thạch cũng được đặt vào phía bên phải của quan tài. Sau đó, Tống Mỹ Linh mới đặt bốn quyển sách đã nói ở trên vào quan tài của chồng.
88 cây nến màu trắng được thắp xung quanh quan tài, bức chân dung Tưởng Giới Thạch cùng 5 cây thánh giá theo nghi lễ của đạo Cơ đốc được bày ở chính giữa phòng tang lễ
Để chứng minh rằng Tưởng Giới Thạch hoàn toàn được nhân dân Đài Loan ủng hộ, Tưởng Kinh Quốc đã dàn xếp để một số nhân vật trong chính quyền Đài Loan khi đó quỳ sụp dưới di ảnh của Tưởng Giới Thạch giống như quỳ trước một vị quốc phụ. Không những thế, những hình ảnh này còn được đăng tải trên nhiều tờ báo lớn của Đài Loan khi đó nhằm xác nhận cho thế giới về niềm xót thương vô hạn đối với lãnh đạo Tưởng Giới Thạch. Khi ấy, báo Chí Trung Quốc đại lục đã gọi đó là "Sự nực cười từ Đài Loan".
Tưởng Kinh Quốc đã dàn xếp để một số nhân vật trong chính quyền Đài Loan khi đó quỳ sụp dưới di ảnh của Tưởng Giới Thạch giống như quỳ trước một vị quốc phụ
Ngày 16/4/1975, lễ an táng Tưởng Giới Thạch chính thức được diễn ra. Quan tài của Tưởng Giới Thạch được phủ kín bởi lá cờ của Trung Hoa Dân quốc. Sau khi đọc xong bài điếu văn dài 23 trang ca ngợi công lao của Tưởng Giới Thạch, 21 phát đại bác được bắn lên theo đúng nghi thức quốc tang. Quan tài của Tưởng Giới Thạch sau đó đã được đưa lên xe tang và diễu hành qua các đường phố lớn của Đài Bắc.
Phu nhân Tống Mỹ Linh trong đám tang chồng
Cũng để tăng thêm phần trang trọng và khác người, những người tổ chức tang lễ cho Tưởng Giới Thạch còn thiết lập “một con đường tang tóc”. Trên những tuyến đường mà xe tang đi qua, họ đã cho đặt rất nhiều các loại bàn thờ khác nhau. Đồng thời những nhà tổ chức còn yêu cầu nhân dân hai bên đường mỗi khi xe tang đi qua không được ngẩng đầu lên để nhìn trực diện. Không những thế, khi quân đội Đài Loan chính thức bắn 21 phát đại bác, dân chúng khi đó dù đang làm gì cũng phải dừng lại tại chỗ để tưởng niệm Tưởng Giới Thạch trong 3 phút.
Những người tổ chức tang lễ cho Tưởng Giới Thạch còn thiết lập “một con đường tang tóc”
Trước xe tang của Tưởng Giới Thạch, người ta đã kết 20 vạn bông cúc vàng, hai bên xe còn vắt thêm rất nhiều chiếc khăn trắng biểu tượng cho sự tang tóc. Phía trước xe tang còn treo quốc huy màu xanh và cây thập tự biểu thị cho đạo Cơ đốc giáo. Trước xe tang là sự diễu hành rầm rộ của 99 xe quân sự mang theo quốc kỳ, cờ đảng, ảnh của Tưởng Giới Thạch.... Theo sau xe tang là hơn 2000 người thuộc các thành phần của chính quyền, quân đội và một số bạn bè quốc tế...
Trước xe tang của Tưởng Giới Thạch, người ta đã kết 20 vạn bông cúc vàng, hai bên xe còn vắt thêm rất nhiều chiếc khăn trắng biểu tượng cho sự tang tóc
Theo sau xe tang là hơn 2000 người thuộc các thành phần của chính quyền, quân đội và một số bạn bè quốc tế
Di hài của Tưởng Giới Thạch đã được tiến hành ướp lạnh và chôn cất tại bờ hồ Từ Hồ, cách phía Nam Đài Bắc khoảng 60 km. Nơi đây chính là chỗ Tưởng Giới Thạch đã trú ngụ sau khi đã rút khỏi Trung Quốc đại lục vào tháng 6/1949. Sinh thời, để tưởng nhớ mẹ của mình - Vương Thái phu nhân, Tưởng Giới Thạch đã đích thân đặt tên nơi đây là Từ Hồ, rồi xây dựng thành một dãy nhà gọi là Hành quán. Việc chôn cất Tưởng Giới Thạch tại Từ Hồ cũng xuất phát từ tâm nguyện của ông vì Từ Hồ có phong cảnh "rất giống" thị trấn Khê Khẩu, Phụng Hóa, Triết Giang - nơi chôn nhau cắt rốn của Tưởng Giới Thạch.
Yên Yên (Tổng hợp từ Kiến thức, Người đưa tin, Vietnamnet)