(Tinmoi.vn) Tuy chiến tranh đã lùi xa nhưng những hình ảnh về cuộc chiến chống Mỹ của Việt Nam khiến cho nhiều người vô cùng xúc động.
Ngày 8/6/1972, trong một cuộc tấn công vào nơi ẩn náu của quân Giải phóng, một máy bay VNCH đã bỏ bom napalm nhầm vào một địa điểm có đông quân đội miền Nam và dân thường ở Trảng Bàng. Trong ảnh, bé gái Kim Phúc (9 tuổi) hoảng loạn vì bỏng bom napalm đang chạy trốn. Bên trái Phan Thanh Tâm, em trai của Kim Phúc, người đã bị mất một mắt. Đằng sau những đứa trẻ là lính của Sư đoàn 25 quân đội VNCH. (Ảnh: AP/Nick Ut).
Truyền hình và quân đội vây quanh bé Kim Phúc sau vụ bỏ bom sai địa chỉ. (Ảnh: AP/Nick Ut).
Binh nhất Benjamin Reynolds và bin nhất Robert M. Baker, của Sư đoàn Bộ binh số 4 đang nâng cao lá cờ Mỹ trên đồi 927 tại Đắk Tô, ngày 5/12/1967. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ).
Bác sĩ quân y Howe đang xử lý các vết thương của binh sĩ thuộc Tiểu Đoàn 2, Trung đoàn 5 Thủy quân lục chiến trong thành phố Huế, ngày 6/2/1968. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ).
Một phụ nữ đang nhìn ngôi mộ tập thể được khai quật tại Điện Bài, phía Đông của Huế vào tháng 04/1969. Cô lo sợ rằng chồng, cha và em trai của cô – những người mất tích từ dịp tết Mậu Thân - đã bị chết. Không có những chứng cứ rõ ràng, cả hai lực lượng tham chiến đều quy cho nhau trách nhiệm đối với những ngôi mộ như thế này. (Ảnh: AP/Horst Faas).
Máy ảnh của một phóng viên VNCH ghi lại khoảnh khắc cuả vụ nổ tạo ra từ đường đạn của quân Giải phóng, trước khi người lính trong ảnh kịp phản ứng (đèo Hải Vân, ngày 20/11/1972. (Ảnh: AP).
Một tù nhân Việt Cộng chờ thẩm vấn tại căn cứ của lực lượng đặc biệt A-109 ở Đức Thượng, 25 km về phía Tây Đà Nẵng, ngày 23/1/1967. (Ảnh: AFP/National Archives).
Thi thể của những chiến binh Giải phóng nằm trên con đường gần căn cứ không quân Tân Sơn Nhất, ngày 7/5/1968. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ).
Pháo 122mm của quân Giải phóng nã trúng một kho chứa đạn của Mỹ tại Gio Linh, sát khu vực phi quân sự giữa hai miền Việt Nam, tháng 9/1967. (Ảnh: AP).
Vẻ mặt đau đớn của một lính dù Mỹ khi chờ đợi được hỗ trợ y tế tại nơi đóng quân gần thung lũng A Sầu, gần biên giới với Lào, ngày 19/05/1969. (Ảnh: AP/Hugh Van Es).
Tại căn cứ không quân Travis (California), tù binh chiến tranh, Trung úy Robert L.Stim được gia đình chào đón khi trở về từ Việt Nam, ngày 17/3/1973. (Ảnh: AP/Sal Veder).
Binh sĩ VNCH tìm đường sơ tán bằng cách bơi ra các con tàu đang neo đậu ngoài khơi Đà Nẵng vào ngày 29/3/1975, trước khi thành phố Đà Nẵng rơi vào tay quân Giải phóng. Họ đã bỏ lại rất nhều phương tiện và vũ khí. (Ảnh: AP).
Một người phụ nữ ôm chặt đứa con của mình trên chuyến bay trực thăng của chính phủ đưa họ đi di tản gần Tuy Hòa, ngày 22/03/1975. (Ảnh: AP/ Nick Ut).
Quân Giải phóng chạy trên đường băng của căn cứ không quân Tân Sơn Nhất, phía sau là cuộn khói bốc ra từ những chiếc máy bay bị phá hủy, ngày 30/4/1975.
Những người Việt Nam tìm cách di tản cố gắng vượt qua bức tường của Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn, với hi vọng sẽ được máy bay trực thăng đến đón, ngày2 9/4/1975. (Ảnh: Vietnam News Agency/REUTERS).
Một xe tăng của quân Giải phóng lao qua cổng Dinh Độc Lập ở Sài Gòn, đánh dấu chấm hết cho chế độ VNCH, ngày 30/4/1975. (Ảnh: AP/Neal Ulevich).
Xem thêm: Choáng ngợp với bộ ảnh siêu thực "không đỡ được"
PV (Theo Reds.vn)