Với nền nhiệt cao như mùa hè, cháy nắng là hiện tượng thường xuyên xảy ra đối với làn da. Bên cạnh đó, tình trạng da bị tổn thương quá nghiêm trọng sẽ được gọi với cụm từ “ngộ độc nắng. Trường hợp này thường đi kèm với các triệu chứng toàn thân như ớn lạnh.
Biểu hiện và hậu quả
Khi chịu tác động quá lớn từ ánh nắng mặt trời, da bạn sẽ bị bỏng, vùng da cháy xém của sẽ bị viêm tạo nên cảm giác mẩn đỏ và đau rát. Bạn có thể bị sốt, ớn lạnh, buồn nôn, kiệt sức và thậm chí ngất xỉu. Các triệu chứng này có thể kéo dài vài giờ, thậm chí vài ngày tùy theo mức độ nặng nhẹ.
Cách điều trị da cháy nắng
Đầu tiên và quan trọng nhất, hãy tránh xa ánh nắng. Bạn hãy tìm đến những nơi có bóng râm như bụi cây, mái hiên nếu không là che ô. Sau đó hãy làm dịu da bằng cách chườm đá hoặc tắm nước. Những ngày sau đó, bạn nên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng để tránh làm tổn thương, khiến vùng da cháy trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra bạn nên tăng cường nước cho cơ thể bằng việc uống đủ nước và ăn nhiều rau xanh. Việc này giúp làm giảm viêm, tăng khả năng chữa lành vết thương của làn da.
Bên cạnh đó, bạn có thể dùng nước trà xanh để làm dịu da. Vì trong loại nước này chứa chất catechin và flavonoid làm xoa dịu cảm giác nóng rát. Các tế bào sẽ được phục hồi sau khi bị tổn thương, đen sạm, phồng rộp. Hãy dùng nước lá trà xanh đã nấu, thoa lên vùng da tổn thương tầm 5-10 phút, thực hiện 2 lần/ngày hiệu quả sẽ vô cùng rõ ràng.
Nếu điều đó không giúp ích hoặc các triệu chứng của bạn trở nên nghiêm trọng. Ví dụ, bạn bị sốt, ớn lạnh hoặc nôn mửa, bạn nên tìm đến bác sĩ da liễu để được hỗ trợ và giúp đỡ.
Cách phòng tránh da cháy nắng
Cách tốt nhất để điều trị các trường hợp da bị cháy nắng nghiêm trọng là ngăn ngừa chúng. Bạn có thể làm điều này với việc thoa kem chống nắng phổ rộng với SPF từ 30 trở lên.
Trước lúc ra ngoài hãy thoa kem chống nắng trước 15-20 phút và đừng quên thoa lại sau mỗi 2 tiếng. Đối với vùng da mặt bạn sẽ cần 1-2 gram kem chống nắng và 25-30 gram cho toàn bộ cơ thể.
Bên cạnh kem chống nắng, các loại trang phục bảo hộ như mũ rộng vành, kính râm, khẩu trang, áo chống nắng chính là vật bất li thân vào mùa hè giúp bảo vệ làn da bạn khỏi tình trạng này. Bạn cũng nên hạn chế ra ngoài vào khung giờ từ 12h trưa đến 15h, bởi đây là khoảng thời gian chỉ số UV cao nhất.
Việc ăn các loại trái cây mọng nước như cam, dưa hấu, dâu tây, bơ… cũng sẽ giúp bạn chống nắng từ bên trong.
Ảnh: Internet