Ốc anh vũ từ lâu đã là một loài có giá trị mỹ nghệ cao. Những nhà chế tác sẵn sàng săn lùng và bỏ ra trăm triệu đồng để sở hữu một vỏ ốc anh vũ.
Giới đại gia quan tâm mỹ nghệ ai cũng biết đến ốc anh vũ, một loài “quái vật” biển được săn lùng nhiều nhất vì giá trị thẩm mỹ và giá trị cao của chúng.
Hình dáng bề ngoài của một con ốc anh vũ. Ảnh: Internet |
Ốc anh vũ là loại động vật thân mềm, đã trải qua 350 triệu năm sống và phát triển. Nó có hình tròn, màu trắng, chiều ngang khoảng 20cm, trên vỏ có vân nâu và nổi lên những sọc tăng trưởng rất mịn. Chúng thường sống dưới đáy những vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới, sâu vài trăm mét.
Ốc anh vũ có giá trị mỹ nghệ cao, được trả giá 5.000 USD/vỏ ốc. Ảnh: VOV |
Tại Việt Nam, ốc anh vũ được phân bố nhiều tại khu vực Khánh Hòa, Bà Rịa- Vũng Tàu. Nhiều người sẵn sàng bỏ ra 5.000 USD để sở hữu ốc anh vũ còn sống, riêng phần vỏ đã được chi ra cả chục triệu đồng.
Tìm hiểu thông tin từ VOV, được biết, mặt cắt vỏ ốc anh vũ rất đẹp nên thường được dùng để chế tác thành các món đồ Phong thủy, đồ thủ công mỹ nghệ trong trang trí nhà cửa. Giá trị mỹ nghệ của vỏ ốc anh vũ rất cao. Để mua được một vỏ ốc này, những nhà chế tác phải săn lùng và bỏ ra hàng chục triệu đồng mới mong sở hữu được.
Chính vì những mức giá cao ngất ngưởng như thế nên ốc anh vũ càng bị săn bắt nhiều hơn và dẫn đến tình trạng khan hiếm như hiện nay.
Chia sẻ trên tờ Sài Gòn Giải phóng, chị Bích Kiều (Nha Trang), cho biết, những vị khách đại gia hỏi mua nguồn ốc anh vũ thường xuyên, tuy nhiên hàng không đủ để cung cấp cho khách hàng. Họ đưa ra những mức giá rất cao để sở hữu được những con ốc anh vũ, bổ sung vào bộ sưu tập, hoặc làm trang trí mỹ nghệ.
Cũng chia sẻ về sự khan hiếm ốc anh vũ, chị Nga, một chủ hàng lưu niệm tại Nha Trang cho hay, ốc anh vũ là “đại ca” của tất cả những loài khác. Có người sẵn sàng chi ra hàng chục triệu đồng chỉ để nhờ kiếm một chiếc vỏ ốc anh vũ.
Một nguồn tin từ Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết, Bộ vừa nhận được đề nghị từ phía Hoa Kỳ để đưa loài ốc anh vũ vào Phụ lục công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES). Việc này nhằm bảo tồn loài ốc anh vũ, hiện tại số lượng đang ngày càng ít đi và có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Hoài An (tổng hợp)