Thời gian vừa qua, cái tên Ninh Dương Lan Ngọc đang nhận được sự quan tâm của đông đảo dư luận khi bỗng đâu cô nàng bị 'vạ' rơi trúng đầu.
Trên MXH rầm rộ chia sẻ link cũng như hình ảnh được cho của Ninh Dương Lan Ngọc với nhiều góc nhạy cảm 'giường chiếu'. Vốn mang danh 'ngọc nữ' nên việc bị rò rỉ hình ảnh nhạy cảm thực sự ảnh hưởng đến tên tuổi và sự nghiệp của cô.
Ngay sau đó, nữ diễn viên đã nhanh chóng lên tiếng phân trần và bác bỏ hoàn toàn những hình ảnh, clip được dân tình chia sẻ, cô khẳng định đó không phải là cô.
>>Đừng bỏ lỡ: Ninh Dương Lan Ngọc và tên gọi 'ngọc nữ' liệu có tròn trịa như danh xưng?
Mặc dù đến thời điểm hiện tại, cô vẫn chưa tìm được thủ phạm của những hành động này nhưng ngay lập tức 'công cụ' để giúp những đối tượng xấu thực hiện các hành vi nói trên đã được các đơn vị quản lý chỉ đích danh bằng cái tên Deepfake.
Vậy Deepfake là gì và tại sao nó lại có thể khiến nhiều người bị vạ lây như vậy.
Deepfake đơn giản là sử dụng trí tuệ nhân tạo để ghép mặt của người này sang người khác mà không cần bất kỳ điểm tương đồng nào về mặt nhận diện.
Đối với Ninh Dương Lan Ngọc mà nói, khi rời vào trường hợp này bản thân nữ diễn viên cũng như quản lý của mình đều dễ dàng nhận ra đây rất có thể là 'chiêu trò' của nhóm người xấu khi gương mặt của nữ diễn viên đã bị sử dụng cũng như ghép vào mặt của một nữ diễn viên phim cấp 3 nào đó với mục đích xấu.
Ninh Dương Lan Ngọc không phải là một trong những trường hợp hiếm hoi duy nhất rơi vào 'thảm cảnh' này khi trước đó có không ít các ngôi sao trên thế giới vướng phải lùm xùm khi bị ghép mặt vào các diễn viên cấp 3 trên web của người lớn.
Đáng phải kể đến như Lisa - thành viên đình đám của nhóm nhạc Hàn Quốc Blackpink hay nữ diễn viên Song Hye Kyo và còn có nhiều cái tên khác nữa.
Dù vậy, không thể không phủ nhận rằng 'kỹ thuật' ghép và chỉnh sửa đã lên mức thượng thừa khi nếu không đủ tinh ý và kiến thức, Cộng đồng mạng cũng sẽ dễ dàng bị qua mặt.
Để có thể 'ghép khớp từng frame như đoạn video đang 'gây bão' trên MXH thì những đối tượng này có thể đã mất kha khá thời gian cũng như chiếc máy tính 'đủ mạnh' để sản xuất ra những chiếc clip khiến người xem nhầm tưởng.
Dưới góc độ giải trí lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Khi bạn cần tạo ra một clip mang tính chất hài hước và vui vẻ, bạn hoàn toàn có thể sử dụng một ứng dụng di động để ghép mặt bản thân vào đoạn clip ngắn của một nhân vật trong phim mà bạn yêu thích.
Nhưng đối với một clip mang tính chất thương mại, bôi nhọ danh dự của người khác lại là một câu chuyện hoàn toàn khác.
Và bất kỳ một công nghệ hiện đại mang tính tiện lợi nào cũng sẽ có 2 mặt và trước tình trạng của việc Deepfake đang lộng hành thì nhiều người không khỏi hoang mang đặt ra câu hỏi rằng đến bao lâu nữa thì những công nghệ như Deepfake sẽ phát triển đủ tối ưu để có thể phổ cập đến đại chúng.
Cũng với công nghệ mang tính 'ồn ào' này thì sẽ còn bao nhiêu cá nhân, người nổi tiếng sẽ bị lôi vào vung lầy với những hình ảnh và đoạn clip mà họ thậm chí không hề biết đến sự tồn tại của chúng.
Dù là Deepfake hay nói rộng hơn là công nghệ AI cũng đều là một bước tiến, một thành tựu của công nghệ hiện đại.
Nhưng nguy cơ tiềm ẩn của chúng ngày càng bộc lộ rõ cho con người thấy rằng nếu như không đủ sức để 'quản lý và kìm hãm' sử dụng chúng một cách thông minh thì dù bất kỳ điều gì hay bất cứ thành tựu tiến bộ nào đều có thể trở thành một công cụ 'đắt giá' mà các đối tượng xấu dễ dàng sử dụng vào những mục đích xấu xa khác.
Ninh Dương Lan Ngọc có thể chỉ là mở màn trong trận chiến chống lại mặt trái của công nghệ hiện đại này và làm thế nào, bằng cách nào con người có thể quản lý và điều khiển được 'những đứa con' mà mình đã tạo ra?