Khí CO2 đã được các nhà khoa học điều chế thành công làm nhiên liệu cho xe hơi, nghiên cứu này mở ra tương lai đầy hứa hẹn cho những nhiên liệu mới.
Theo tin tức trên trang ScienceAlert, các nhà khoa học của Đại học Nam California đã điều chế thành công khí CO2 trong không khí thành cồn methanol, một loại nhiên liệu dành cho những chiếc xe ô tô.
Được biết, ý tưởng trên không phải là điều mới lạ với các nhà khoa học trên toàn thế giới. Tuy nhiên, bước đột phá trong nhgieen cứu của các nhà khoa học đến từ Đại học Nam California chính là tốc độ chuyển hóa khí CO2 được tăng lên nhiều lần nhờ vào chất xúc tác và nhiệt độ cao. Các nhà khoa học cho biết, nghiên cứu của họ chỉ nhằm mục đích làm cân bằng lại chu kỳ carbon đang trở nên tồi tệ do con người sử dụng nhiên liệu hóa thạch quá nhiều.
Khí CO2 được điều chế thành công thành cồn methanol. |
Người đứng đầu công trình nghiên cứu này là giáo sư G. K. Surya Prakash cho biết, hiệu suất của phản ứng có thể lên tới 79% nhờ sự xuất hiện của kim loại hiếm Ruthenium (Ru), chất xúc tác mà nhóm nhiên cứu tìm ra, và nhiệt độ thực hiện phản ứng lên đến khoảng 150 độ C.
Giáo sư G. K. Surya Prakash cũng cho hay, để tìm chất xúc tác phù hợp cho phản ứn, ông và các đông nghiệp đã tốn nhiều năm nghiên cứu. Trước đó, khi chưa tìm ra được chất xúc tác, hầu hết các phản ứng mà giáo sư G. K. Surya Prakash thực hiện đều thất bại ở giai đoạn tạo thành axit formic.
Môt điểm đặc biệt khác của nghiên cứu là hai nguyên liệu chính của phản ứng (khí CO2 và H) không cần phải trải qua bất kỳ giai đoạn tác động tiền phản ứng. Chỉ cần bơm hai chất khí này vào một bình là phản ứng có thể xảy ra bình thường. Bên cạnh đó, chất xúc tác đặc biệt này hoàn toàn có thể sử dụng nhiều lần liên tiếp mà không phải lo ngại về bất cứ vấn đề gì.
Sau khi công bố, nghiên cứu này được các nhà khoa học đánh giá rất cao về độ hữu dụng với vấn đề nhiên liệu và ô nhiễm môi trường. Nhất là khi nền công nghiệp thế giới hiện nay sản xuất thêm khoảng 70 triệu tấn methanol mỗi năm để điều chế nhựa thì việc nghiên cứu thành công phương pháp này mở ra hướng đi mới cho con người.
Giáo sư Prakash cũng kết luận rằng ông cùng với đội ngũ nghiên cứu vẫn đang tiếm tục làm việc để đạt được hiệu suất tốt hơn mà không làm tiêu hao chất xúc tác hay dung môi phản ứng.
Nhân Văn (Theo ScienceAlert)