Theo tin tức mới nhất, số người thiệt mạng do động đất ở Nepal đã hơn 1.800 người, trong đó, có thông tin ông Dan Fredinburg - một quản lý của hãng Google đã thiệt mạng sau trận sạt lở tuyết ở trên núi Everest.
Theotin tức trên Thanh niên, một quản lý của hãng Google, ông Dan Fredinburg được cho đã thiệt mạng sau trận lở tuyết trên núi Everest sau trận động đất kinh hoàng ở Nepal ngày 25/4. Ngoài quản lý Dan Fredinburg , Google thông báo còn 3 nhân viên khác cũng đi cùng Fredinburg nhưng những người này đã an toàn và sẽ sớm được đưa về nhà.
Các công ty tổ chức tour leo núi tại Mỹ hiện vẫn đang liên lạc với những người còn kẹt lại Everest bằng điện thoại vệ tinh.
Em gái của ông Dan Fredinburg, nhà quản lý của Google viết trên Instagram về cái chết của anh mình vì động đất ở Nepal khi đang leo núi Everest ngày 25.4, với vết thương trên đầu quá nặng nên đã không qua khỏi. Ảnh chụp màn hình. |
Theo BBC, đến sáng 26/4, số người thiệt mạng vì trận động đất ngày 25/4 tại Nepal đã lên hơn 1.800 và hơn 4.700 người bị thương. Trong khi đó, các lực lượng cứu hộ đang nỗ lực liên lạc với những người leo núi kẹt lại sau trận lở tuyết trên núi Everest.
Như tin tức đã đưa, trận động đất mạnh 7,9 độ Richter xảy ra lúc 11 giờ 41 (giờ địa phương) ngày 25/4 đã khiến đất nước Nepal rung chuyển. Tâm chấn khá nông, chỉ sâu 2 km, nằm cách thành phố Pokhara khoảng 80km về phía Đông.
Một người đàn ông bị chôn vùi trong đống đổ nát được giải cứu ở Nepal. Ảnh: AFP |
Theo The Guardian, một số yếu tố kết hợp với nhau đã làm cho trận động đất hôm qua ở Nepal trở thành một sự kiện có sức công phá lớn. Đầu tiên, đây là một trong những cơn địa chấn lớn nhất tại khu vực này trong 80 năm qua.
Thứ hai, đây là một vụ động đất nông, xảy ra tại điểm dưới mặt đất chỉ 11 km.
Theo David Rothery, giáo sư địa chất hành tinh tại Đại học Mở, Anh, việc này gây ra hậu quả nghiêm trọng. "Động đất nông khiến việc rung chuyển tại bề mặt tồi tệ hơn động đất sâu", ông giải thích.
Nguyên nhân chính của vụ động đất là do các mảng kiến tạo Ấn Độ di chuyển về phía bắc, vào Trung Á với tốc độ 5 cm một năm. Điều này dẫn đến việc đứt gãy ở vỏ trái đất và tác động đến dãy núi Himalaya.
Được biết, hiện tượng này từng xảy ra một số lần trong khu vực, gồm trận động đất 8,2 độ Ritchter năm 1934 tại Bihar; vụ động đất 7,5 độ Richter tại Kangra năm 1905; và cơn địa chấn 7,6 độ Richter tại Kashmir năm 2005. Hai vụ sau là những trận động đất có số người thiệt mạng cao nhất tại Himalaya cho đến nay, giết hơn 100.000 người và khiến hàng triệu người vô gia cư.
H.Minh