Khách hàng sẽ đi lại với tốc độ chậm hơn, đi dọc các kệ hàng nhiều hơn khi họ bị phân tâm bởi các ứng dụng như WhatsApp, email và Instagram. Điều đó có nghĩa là họ đi qua nhiều mặt hàng hơn, thúc đẩy việc mua hàng và nhắc nhở họ về những thứ đã hết ở nhà, khiến hóa đơn sẽ tăng lên tới 41%.
Các nhà nghiên cứu đến từ ĐH Bath, nước Anh nói rằng những người mua hàng sẽ chi thêm 40 pound (khoảng 12.000 đồng) mỗi giây khi họ sử dụng điện thoại. Những người sử dụng điện thoại khi đi mua sắm thường chi thêm trung bình 41% (hơn 10 bảng, tương đương khoảng 300.000 đồng) so với việc không dùng thiết bị.
Thử nghiệm này được tiến hành trên 117 người có độ tuổi từ 19-80. Kết quả, người mua sắm đã mua thêm 7,63 mặt hàng (tăng 58%) và tốn thêm 4 phút 27 giây tại cửa hàng (tăng 41%).
Tiến sĩ Carl-Philip Ahlbom nói rằng: "Những phát hiện này rất rõ ràng, bạn dành nhiều thời gian cho điện thoại thì sẽ tốn nhiều tiền hơn. Vì vậy, nếu bạn đang cố tiết kiệm tiền thì hãy để điện thoại trong túi. Không phải chiếc điện thoại khiến bạn mua hàng nhiều hơn, mà là tác động của nó đối với sự tập trung của bạn. Về mặt tích cực, điều này không phải là xấu đối với người mua hàng. Đi chậm hơn có thể nhắc bạn nhớ về những sản phẩm mình quên mua và có thể gợi ý cho bạn vài món có thể tạo ra một thực đơn hấp dẫn hơn".
Người ta cho rằng việc sử dụng di động khiến người dùng mất tập trung vào danh sách mua sắm hoặc thói quen mua sắm vốn có của họ. Nghiên cứu này được thực hiện tại một siêu thị nhưng nó cũng có thể áp dụng cho các loại cửa hàng khác, chẳng hạn như các shop thời trang.
Tiến sĩ Ahlbom nói thêm rằng: "Đối với người bán hàng, có một thông điệp rõ ràng ở đây là họ không cần phải sợ việc dùng điện thoại trong cửa hàng. Trong thực tế, họ còn khiến người dùng sử dụng điện thoại dễ dàng hơn, cung cấp Wifi và điểm cắm sạc ở trên xe đẩy, như vậy sẽ "móc túi" được khác hàng nhiều hơn".