"Em bé napalm" Phan Thị Kim Phúc đã bắt đầu nhận được điều trị miễn phí sau hơn 40 năm.
Trong bức ảnh biến Kim Phúc trở thành biểu tượng sống của cuộc chiến tranh Việt Nam, những vết bỏng của cô bé không được nhìn thấy, chỉ có sự đau đớn khi cô bé chạy về phía camera, cánh tay dang ra, quần áo bị đốt cháy.
Hơn 40 năm sau, "em bé napalm" bây giờ có thể che giấu những vết sạo sau lớp quần áo nhưng giọt nước mắt trên gương mặt rạng rỡ đã để lộ nỗi đau mà bà phải chịu kể từ sau cuộc tấn công bằng bom napalm leo thang vào năm 1972.
Đoàn tụ với nhiếp ảnh gia Nick Ut, người đã khiến bà phải chịu nỗi đau vì hình ảnh không thể xóa nhòa về cuộc Chiến tranh Việt Nam và giúp đảo ngược dư luận tại Mỹ, bà đã tới Mỹ. Giờ đây, bà có cơ hội để chữa bệnh, điều mà bà từng nghĩ chỉ có được ở kiếp sau.
Ngày 8/6/1972, Kim Phúc, khi ấy mới 9 tuổi (giữa) cùng với các anh em mình bỏ chạy trên Quốc lộ 1 gần Trảng Bàng sau khi máy bay của quân đội miền Nam Việt Nam vô tình thả bom napalm xuống quân lính của mình và dân thường. Cô gái sợ hãi đã lột quần đáo đang cháy của mình ra trong khi bỏ chạy. Ảnh: AP |
Tiến sĩ Jill Waibel (phải) đến từ Viện Laser và Da liễu Miami kiểm tra cho bà Kim Phúc trước lần trị liệu laser đầu tiên để làm giảm nỗi đau và những vết sẹo trên lưng cùng cánh tay trái của bà. Ảnh: AP |
Bác sĩ chiếu tia laser lên tay của bà Kim Phúc để giảm đau và sẹo. Chồng bà, ông Bùi Huy Toàn sát cánh cùng vợ lúc điều trị. Ảnh: AP |
Quá trình chiếu tia laser tạo ra những lỗ nhỏ trong da, cho phép thuốc collagen được hấp thụ và tái tạo da. Ảnh: AP |
Phần lưng và cánh tay trái của bà Kim Phúc đã bị bỏng nặng vì bị trúng 1 quả bom napalm cách đây hơn 40 năm. Ảnh: AP |
Bà Kim Phúc và nhiếp ảnh gia Nick Ut. Ảnh: Getty |
"Nhiều năm qua tôi cứ nghĩ chỉ khi lên thiên đường thì mới không còn sẹo, không còn đau đớn nữa. Nhưng giờ đây, thiên đường của tôi đã xuất hiện trên mặt đất", bà Kim Phúc nói.
Cuối tháng trước, bà Kim Phúc đã bắt đầu đợt điều trị bằng laser để làm giảm đau đớn, mờ sẹo.
Ngày 8/6/1972, các phóng viên truyền hình, trong đó có Christopher Wain của ITN và quân lính miền Nam Việt Nam đứng quanh Kim Phúc trên Quốc lộ 1 gần Trảng Bàng sau khi một máy bay của miền Nam Việt Nam thả nhầm bom xuống một ngôi làng. Ảnh: AP |
Nhà báo Nick Ut. Ảnh: AP |
Trong bức ảnh được chụp ngày 25/9/2015 này, bà Kim Phúc chỉ ra những vết sẹo bỏng ở lưng và tay trái của mình. Những vết thương khiến việc đơn giản như mang túi xách ở bên trái với bà Phúc cũng rất khó khăn. Ảnh: AP |
Đây là bức ảnh được chụp năm 1996 khi bà Kim Phúc xem bức ảnh mình chụp cùng cậu con trai đang ngủ tại triển lãm "Eyewitness 1996" ở Bảo tảng Tolerance, Los Angeles. Lưng bà vẫn chằng chịt những vết sẹo từ vụ bỏng bom napalm. Ảnh: AP |
Bảo Linh (theo Dailymail)