Vài ngày sau khi ăn món bạch tuộc sống, người phụ nữ cảm thấy khó chịu nên đi khám thì phát hiện một đàn bạch tuộc con bám chặt trong miệng. Vậy lý do thật sự dẫn đến sự việc này là gì?
Hồi năm 2012, một người phụ nữ Hàn Quốc đã ăn bạch tuộc sống nguyên con, nhưng sau khi trở về thấy ngứa râm ran trong miệng và phải đi gặp bác sĩ. Cuối cùng, bác sĩ tìm thấy... nguyên một đàn bạch tuộc rất nhỏ bám chặt trong khoang miệng.
Lời giải cho câu chuyện lạ lùng này chính là cơ chế sinh sản đặc biệt của bạch tuộc. Ở bạch tuộc đực, chúng có một xúc tu khác cơ động, được gọi là hectocotylus. Nó dài tới cả mét, và có một chức năng duy nhất là lưu trữ tinh trùng.
Bạch tuộc có cơ chết sinh sản rất đặc biệt. |
Mỗi loài bạch tuộc sẽ có cách giao phối khác nhau. Có loài thì con đực sẽ tiếp cận con cái, trực tiếp đưa xúc tu vào ống dẫn trứng để thụ tinh.
Tuy nhiên, đa số sẽ tháo rời xúc tu này, đưa thẳng cho con cái cất giữ bên trong cơ thể. Đến thời điểm thích hợp và đủ an toàn, bạch tuộc cái sẽ tự thụ tinh cho trứng của mình. Và đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình huống cho người phụ nữ nói trên.
Trong quá trình cắn bạch tuộc, người phụ nữ này đã vô tình cắn trúng hectocotylus, khiến tinh trùng bắn ra và thụ tinh cho trứng. Trứng bạch tuộc lại rất nhỏ và có độ kết dính cao, thế nên khả năng nó mắc lại vòm miệng là hoàn toàn có thể xảy ra.
Tình huống trớ trêu này chủ yếu chỉ xảy ra với những người từ các nước Á Đông, vì người phương Tây hầu như chỉ ăn bạch tuộc khi đã qua chế biến bằng nhiệt trước đó.
Lê Huyền (tổng hợp)